Để thực hiện một chiến dịch Marketing hay một hoạt động, tất cả các doanh nghiệp đều cần có một bản yêu cầu cần thiết. Bản tóm tắt những yêu cầu cần thiết (Brief) sẽ giúp cho các công ty Agency hiểu được kế hoạch của doanh nghiệp và xác định tính khả thi của chiến lược đó. Brief là gì? Điều gì tạo nên một bản Brief hoàn hảo và cần có những yếu tố gì? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tài liệu quan trọng này.
I. Brief là gì?
Bạn hiểu gì về khái niệm Brief? Brief là một tài liệu mà khách hàng (Client) cung cấp cho công ty dịch vụ Marketing (Agency). Bao gồm những thông tin cần thiết và được trình bày ngắn gọn để giúp Agency hiểu rõ những yêu cầu của khách hàng. Vì thế, Brief là một tài liệu quan trọng giúp cho việc triển khai chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.
Briefing là một kỹ năng quan trọng của các marketer khi làm việc với khách hàng. Chất lượng của brief thể hiện rõ mức độ kinh nghiệm và tay nghề của marketer trong lĩnh vực này. Việc đầu tư thời gian và công sức để viết một brief chất lượng sẽ đem lại lợi ích lớn cho cả khách hàng và Agency trong quá trình thực hiện chiến dịch marketing.
Câu nói “Give me the freedom of a tight brief” của Ogilvy rất ý nghĩa. Đó là bản tóm tắt hoàn hảo không chỉ chứa đựng thông tin cần thiết về khách hàng và vấn đề liên quan, mà còn cần truyền cảm hứng cho những người làm Marketing. Điều này giúp cho những người làm Marketing có thể tự do sáng tạo, trong một khuôn khổ chặt chẽ.
Có 2 loại Brief:
- Communication Brief (Bản tóm tắt nội dung ngắn gọn)
- Creative Brief (Bản tóm tắt nội dung sáng tạo)
[caption id="attachment_1602" align="aligncenter" width="600"]
Định nghĩa về Brief là gì?[/caption]
II. Bản tóm tắt mẫu của Communication Brief và Creative Brief
1. Communication Brief (bản tóm tắt nội dung ngắn gọn)
- Mục đích của chiến dịch đó là gì?
- Tên công ty/ đơn vị chủ đầu tư
- Các thông tin liên quan đến thương hiệu (Tổng quan, đặc trưng và các hoạt động quảng cáo trước đó)
- Mô tả sơ lược về những yêu cầu của dự án
- Mô tả những thông tin nền tảng (Các vấn đề mà thương hiệu đang gặp phải, tình hình thương hiệu, đối thủ cạnh tranh, một số điểm mạnh yếu của đối thủ,…)
- Đối tượng mục tiêu (Hành vi, tâm lý, …)
- Mục đích truyền thông (Gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu, tái định vị lại thương hiệu và tăng doanh thu bán hàng)
- Truyền tải thông điệp chính (Khơi nguồn cảm ứng và truyền đạt các thông điệp đến với đối tượng mục tiêu)
- Nơi thực hiện chiến dịch
- Ngân sách bỏ ra cho chiến dịch
- Thời gian đôi bên gặp và trao đổi ý tưởng lần đầu tiên.
[caption id="attachment_1559" align="aligncenter" width="600"]
Bản tóm tắt nội dung ngắn gọn[/caption]
2. Creative Brief ( Bản tóm tắt nội dung sáng tạo)
- Hạng mục công việc cụ thể của bộ phận nội dung
- Thông tin của khách hàng
- Điểm khác nhau của sản phẩm có khả năng tác động đến tâm lý, hành vi của khách hàng mục tiêu
- Mục tiêu của khách hàng sau chiến dịch
- Những mong muốn phản hồi của khách hàng về dịch vụ và sản phẩm
- Chi phí bỏ ra cho chiến dịch
[caption id="attachment_1560" align="aligncenter" width="600"]
Bản tóm tắt nội dung sáng tạo[/caption]
III. Các yếu tố để tạo nên một bản Brief là gì?
1. Xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu
Nếu quá tải thông tin trong bản tóm tắt, sẽ gây ấn tượng thiếu chuyên nghiệp. Điều này khiến cho người nhận thông tin khó tập trung và thực hiện yêu cầu. Do đó, nội dung của Brief cần ngắn gọn, dễ hiểu và tập trung vào ý chính. Bằng cách này, bạn sẽ tránh được tình trạng nhồi nhét quá nhiều thông tin và tạo ra một bản tóm tắt chuyên nghiệp.
Việc định hướng nội dung của Brief là vô cùng quan trọng. Vậy nên, nội dung cần xoay quanh các vấn đề chính, mục tiêu cần thực hiện và những vấn đề có liên quan trực tiếp đến thương hiệu, dịch vụ hoặc sản phẩm.
2. Xác định mục tiêu rõ ràng
Để tạo ra được một bản Brief hoàn hảo ta cần phải tiến hành phân tích và nghiên cứu thị trường một cách triệt để. Đảm bảo rằng đã xác định được đúng mục tiêu cần truyền đạt để lập ra chỉ tiêu và những kế hoạch cụ thể.
Bản Brief cần phải rõ ràng về các mục tiêu và mong muốn của dự án. Từ đó, người thực hiện có thể dễ dàng bám sát và thực hiện nó một cách hoàn hảo nhất. Việc thể hiện rõ ràng các yêu cầu và mục tiêu trong Brief sẽ giúp cho dự án được triển khai hiệu quả hơn.
[caption id="attachment_1605" align="aligncenter" width="600"]
Xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu[/caption]
Xem Thêm: Hãy tận dụng toàn bộ khả năng của Amazon SES với hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản một cách đơn giản và hiệu quả!
3. Cung cấp các thông tin liên quan
Một bản Brief cần được liệt kê chính xác và đầy đủ các thông tin của bên liên quan chính. Để người thực hiện có thể định hướng cũng như dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết trong quá trình thực hiện.
4. Phân tích đối thủ một cách chi tiết
Có câu ngạn ngữ cho rằng "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng". Để chiếm lĩnh thị trường và tìm kiếm khách hàng mục tiêu, chúng ta cần phân tích đối thủ cạnh tranh một cách kỹ lưỡng. Từ đó, chúng ta sẽ có được kế hoạch tiếp thị hoàn hảo và đánh bại đối thủ.
5. Điều tiết thời gian một cách hợp lý
Độ dài của bản Brief quá dài hoặc quá ngắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của nó. Để trở thành một chuyên gia làm Brief, bạn cần biết cách phân bổ thời gian một cách hợp lý. Thời gian là một yếu tố rất quan trọng và ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình và kết quả thực hiện của dự án.
6. Đảm bảo ngân sách dự phòng tốt nhất
Việc quản lý tài chính là rất quan trọng trong chiến lược Marketing. Để đề phòng các tình huống không tốt xảy ra. Người lập Brief cần phải đưa ra các dự đoán về tình hình tài chính có thể xảy ra. Nếu có bất kỳ sự cố nào, chúng ta cũng có thể ứng phó nhanh chóng để không ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
[caption id="attachment_1606" align="aligncenter" width="600"]
Chuẩn bị ngân sách dự phòng[/caption]
7. Sử dụng phần mềm Briefing
Phần mềm Briefing giúp ta phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đối thủ cạnh tranh và cả những khách hàng tiềm năng. Với công cụ này khách hàng và những thông tin liên quan sẽ giúp các bản Brief trở nên hoàn hảo nhất.
Nhưng vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu sơ qua về khái niệm Brief là gì cũng như các yếu tố để nên một bản Brief hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!