Doanh nghiệp có mong muốn mở rộng thị trường sang nước ngoài hoặc vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cần nắm rõ một số luật cơ bản về việc đặt tên công ty bằng Tiếng Anh. Nếu bạn đang tìm cách đặttên tiếng công ty tiếng Anh hay với ý nghĩa thuận lợi thì những gợi ý trong bài viết của Phần mềm Ninja sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng.
Quy định của pháp luật về cách đặt tên công ty bằng tiếng Anh
Theo khoản 1 Điều 39 Luật Doanh nghiệp quy định
“Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.”
Khoản 2 Điều 39 quy định: Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có quyền được đặt tên công ty tiếng Anh hay nhưng chỉ được đặt dưới dạng tên phụ. Ngoài ta, tên doanh nghiệp được dịch từ nước ngoài sang Tiếng Việt là hệ chữ La-tinh. Tức là các doanh nghiệp theo chữ Hán, chữ Ả Rập sẽ không được cho phép đặt tên.
Tại sao doanh nghiệp nên đặt tên công ty bằng tiếng Anh?
Các doanh nghiệp sử dụng Tiếng Anh là một cách để thu hẹp khoảng cách giữa hai nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp có mục tiêu mở rộng thị trường sang nước ngoài. Với những cái tên dễ phát âm, dễ hiểu và dễ nhớ hơn, khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái và tạo kết nối tốt hơn.
Ngoài ra, tên Tiếng việt là một ngôn ngữ có thanh điệu, sử dụng sáu thanh điệu khác nhau, điều này có thể gây nhầm lẫn cho nhiều người. Không thể phát âm tên của doanh nghiệp hoặc nhầm với từ khác có thể dẫn đến những hiểu lầm không đáng có và những tình huống khó xử. Cách đặt tên công ty bằng tiếng Anh là một cách để thống nhất về cách phát âm tên của doanh nghiệp.
Đặt tên Tiếng Anh giúp thu hẹp khoảng cách giữa hai nền văn hóa
10+ Cách đặt tên công ty bằng tiếng anh độc đáo
Bạn có thể đặt tên tiếng anh theo ngành hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh, hoặc sử dụng lối chơi chữ, một cái tên gắn với mục tiêu kinh doanh hoặc các câu tục ngữ trong Tiếng Anh. Trên thị trường, cách viết tên công ty TNHH bằng tiếng anh đang được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Hãy cùng tham khảo 10+ tên công ty hay và ý nghĩa dưới đây:
Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 01/2021/NĐ-CP và khoản 2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:
– Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
– Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
– Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
– Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
– Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
– Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
– Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
– Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.
Tránh đặt tên trùng lặp
Không bắt buộc phải có tên viết tắt
Theo khoản 2 điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020: Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính
Theo khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Nắm rõ luật cơ bản và biết cách đặt tên công ty bằng tiếng Anh hay cho doanh nghiệp sẽ giúp công ty của bạn trở nên khác biệt với đối thủ và tiết kiệm thời gian chi phí trong quá trình kinh doanh.
Minh Anh – Phần mềm Ninja
Bộ giải pháp phần mềm Marketing Ninja giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và phủ sóng marketing mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội. Vui lòng gọi điện đến Hotline để được cài đặt và sử dụng NGAY HÔM NAY!
Trong thế giới số hóa ngày nay, xu hướng tiêu thụ nội dung của người dùng đang dần thay đổi, với sự gia tăng mạnh mẽ của các nền tảng chia sẻ video ngắn. Để bắt kịp với xu hướng này và đáp ứng nh...
Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ, Facebook Marketplace đã nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng bán hàng trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Với tính...
Facebook là một nền tảng mạnh mẽ để các doanh nghiệp và cá nhân xây dựng thương hiệu mà không phải lúc nào cũng cần sử dụng quảng cáo trả phí. Tuy nhiên, để đạt đư...
Trong thời đại mà mạng xã hội đóng vai trò then chốt trong việc kết nối và tiếp cận khách hàng, việc hiểu rõ hành vi người dùng trên Facebook là yếu tố then chốt để x&...