Hướng dẫn cách đăng Facebook Reels trên điện thoại và máy tính
Facebook Reels là một tính năng mới thu hút rất nhiều người dùng nhờ khả năng tạo và chia sẻ video ngắn độc đáo. Nếu bạn đang tìm kiếm cách đăng video lên Reels, việc hiểu rõ quy tr...
Theo nghiên cứu của Wordstream, 92% người dùng thuộc thế hệ Millennials trên thế giới lựa chọn mua sản phẩm/dịch vụ từ những doanh nghiệp có đạo đức trong kinh doanh.
Vậy đạo đức trong marketing là gì? Sự ảnh hưởng của khía cạnh đạo đức đến sự sống còn của doanh nghiệp?
Đạo đức trong việc tiếp thị (hay còn gọi là Tiếp thị Đạo đức) không chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm/dịch vụ để tăng doanh thu và lợi nhuận mà còn đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh đem lại lợi ích cho xã hội và cộng đồng bền vững.
Đạo đức trong marketing là một triết lý kinh doanh. Một doanh nghiệp có đạo đức trong kinh doanh là một doanh nghiệp tích cực đi tìm sự bền vững trong các chiến dịch truyền thông, trên từng sản phẩm/dịch vụ của mình.
Tính đạo đức là yếu tố vô cùng cốt lõi khi tạo dựng sự tin cậy đối với đối tác, khách hàng và người tiêu dùng. Nó còn là nền tảng quan trọng để xây dựng lòng trung thành và gắn kết trong đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào sự lựa chọn của người tiêu dùng. Do đó, xây dựng đạo đức kinh doanh và giá trị bền vững là điều cần thiết và cực kỳ quan trọng.
Chúng ta thường nhắc đến khái niệm làm marketing hay kinh doanh thì cần phải có đạo đức. Nhưng liệu trên thực tế, điều này đã được các doanh nghiệp thực hiện như thế nào?
Có lẽ, một vài bạn trong chúng ta đã bắt gặp các trường hợp thiếu đạo đức trong marketing, đó là hình ảnh các cửa hàng quần áo thời trang đua nhau treo biển sale 50%, thậm chí 70% nhưng thực chất khi đến cửa hàng chỉ có một số sản phẩm rất cũ được bán ở mức giá sale này. Hay như việc chúng ta xem một video quảng cáo hấp dẫn về sản phẩm nồi cơm đa đăng có thể nấu mọi món ăn, nhưng thực tế khi bạn mua về lại không giống như những gì quảng cáo nói.
Triết lý của marketing hiện đại chính là việc làm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Nếu thương hiệu bạn đi sai hướng, tự tạo dựng lên những hình ảnh không tốt thì chắc chắn sẽ không thể đứng vững trên thị trường. Người tiêu dùng sẽ không ngại bỏ tiền cho các thương hiệu khác có bán sản phẩm/dịch vụ tương tự, mặc dù có giá cao hơn nhưng lại tuân thủ những đạo đức trong kinh doanh.
“An toàn” là từ khóa quan trọng nhất khi nhắc về khía cạnh đạo đức trong sản phẩm. Không một công ty nào muốn cung cấp sản phẩm/dịch vụ không mang lại lợi ích, chưa nói đến có hại cho chính khách hàng của mình.
Tính an toàn của sản phẩm/dịch vụ là yếu tố quan trọng để xây dựng niềm tin của khách hàng và người tiêu dùng. Nếu không đảm bảo được tính an toàn, thương hiệu sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về những tổn hại gây ra cho khách hàng, thậm chí có thể khiến họ ngưng sử dụng các sản phẩm từ thương hiệu của bạn. Điều này còn có thể khiến các công ty phải chịu trách nhiệm với các cơ quan chức năng ở mức cao hơn.
Giá cả phải phù hợp với lợi ích mà khách hàng nhận được. Thương hiệu không được tăng giá vì tính khan hiếm của sản phẩm hoặc bất kỳ lý do nào khác. Điển hình vi phạm đạo đức trong marketing liên quan đến giá là khi các cá nhân đẩy giá các sản phẩm y tế (như khẩu trang, đồ bảo hộ, nước rửa tay...) trong những ngày đầu chống dịch Covid-19. Hành vi đó đã gây ra thiệt hại đáng kể cho người tiêu dùng và gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của thương hiệu.
Các trung gian phân phối lạm quyền yêu cầu nhà cung ứng phục vụ vượt quá khả năng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà cung ứng và nhà bán lẻ, cũng như khó khăn trong việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng. Hành động này là một hành vi thiếu đạo đức trong hệ thống phân phối sản phẩm.
Các vấn đề đạo đức liên quan đến khía cạnh truyền thông trong Marketing được thể hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau:
Ngày nay, khi truyền thông trở thành “một quyền lực trong xã hội”, chỉ cần bạn làm sai một lần, thì mười vạn lần sửa sai sau đó cũng không hề có ý nghĩa. Lỗi sai ấy sẽ luôn được nhắc đến, được truyền từ người này sang người khác.
Marketing mix là gì? Giải mã từng chữ P của mô hình 4P, 7P và 4C
Vinamilk
Nhận thức rõ được tầm ảnh hưởng của mình đến với cộng đồng và sự phát triển bền vững của xã hội, Vinamilk đã xây dựng triết lý là một doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Bằng chứng bằng việc:
Faguo
Fagou một ví dụ hoàn hảo khi nói về thương hiệu quần áo thân thiện với môi trường. Để duy trì đạo đức trong kinh doanh, Faguo đã thực hiện các chiến lược:
Biti’s
Biti's - thương hiệu giày dép chất lượng "Made in Vietnam" được yêu mến bởi nhiều thế hệ trẻ. Tuy nhiên, BST mang tên "Biti's Hunter Street Blooming Central - Cảm hứng tự hào miền Trung - Hoa trong đá" vào tháng 10/2019, nhằm vinh danh nét đẹp văn hóa miền Trung, đã gặp phải nhiều ý kiến tranh cãi. Dù vậy, Biti's vẫn tiếp tục phát triển và cống hiến cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng và giá trị đích thực.
Theo thông tin từ thương hiệu, bộ sưu tập giày mới nhất của Biti's đã yêu cầu nhiều công sức và sự sáng tạo trong quá trình tìm kiếm và sản xuất. Tuy nhiên, Blooming Central đã bị chỉ trích vì sử dụng chất liệu gấm bình dân Trung Quốc. Trước sự cố truyền thông này, Biti's đã nhanh chóng chịu trách nhiệm và xin lỗi khách hàng của mình. Điều này cho thấy thương hiệu coi trọng đạo đức kinh doanh và khẳng định cam kết của mình với khách hàng.
Chiến lược marketing: Biti’s thắng lớn nhờ chiêu bài viral khôn khéo
Như vậy, bài viết trên đã cho bạn có một bức tranh toàn cảnh về khái niệm đạo đức trong marketing là gì. Với sự phát triển của internet, những hành vi trái với đạo đức sẽ bị người tiêu dùng lên án và tẩy chay ngay lập tức.
Hải Nam – Phần mềm Ninja
Bộ giải pháp phần mềm Marketing Ninja giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và phủ sóng marketing mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội. Vui lòng gọi điện đến Hotline để được cài đặt và sử dụng NGAY HÔM NAY!
Hotline: 0867 980 006