B2C là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến nhất trên thương mại điện tử hiện nay. Đây là hình thức kết nối giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp thông qua giao hàng trực tuyến. Các doanh nghiệp có thể bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến cho khách hàng. Để hiểu rõ hơn về B2C là gì? Hãy cùng tìm hiểu một số đặc điểm và nguyên tắc cơ bản của mô hình này.
I. B2C là gì?
Mô hình B2C tập trung vào khách hàng cá nhân có nhu cầu mua sản phẩm. Khách hàng tìm kiếm và mua sản phẩm trực tuyến để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình. Các doanh nghiệp cần tập trung vào nhu cầu và sở thích của khách hàng. Để đưa ra các sản phẩm phù hợp và tạo sự hài lòng cho khách hàng.
Khách hàng B2C thực hiện mua bán trực tuyến trên website thương mại điện tử. Họ tìm hiểu thông tin sản phẩm, giá cả, chính sách và giao vận. Sau đó, họ đặt hàng và thanh toán trực tuyến thông qua website, mọi thao tác đều được cập nhật trực tuyến.
[caption id="attachment_2402" align="aligncenter" width="600"]
Mô hình kinh doanh B2C là gì?[/caption]
Xem Thêm: Định nghĩa và tìm hiểu về các kênh phân phối thị trường đang được ưa chuộng
II. Một số nguyên tắc cơ bản của mô hình kinh doanh B2C
Một số nguyên tắc cơ bản của mô hình kinh doanh B2C
1. Niềm tin của khách hàng
Kinh doanh online thương mại điện tử vẫn chưa thể chiếm được hoàn toàn niềm tin của khách hàng. Vì thế một trong những nguyên tắc cơ bản của mô hình này đó là hướng đến mục tiêu và niềm tin của người tiêu dùng.
Niềm tin của khách hàng vào sản phẩm và dịch vụ mới là chìa khóa cho hiệu quả của doanh nghiệp B2C. Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường kinh doanh trực tuyến. Cạnh tranh để giành được niềm tin từ khách hàng ngày càng khốc liệt. Sản phẩm và dịch vụ phải được mô tả trung thực, thanh toán trực tuyến phải được đảm bảo an toàn và đáng tin cậy.
[caption id="attachment_2403" align="aligncenter" width="600"]
Niềm tin của khách hàng[/caption]
2. Có thứ mà khách hàng cần
Xu hướng mua sắm trực tuyến trên các trang thương mại điện tử đang phát triển. Do người dân ngày càng quan tâm đến việc tiết kiệm thời gian và muốn mua sắm tại nhà nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Việc này đang được thúc đẩy bởi sự tiện lợi và đa dạng của các dịch vụ và sản phẩm trên các trang thương mại điện tử.
Doanh nghiệp cần bán những sản phẩm khách hàng đang cần và tìm kiếm để kinh doanh hiệu quả. Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng. Nếu cửa hàng trông lộn xộn, thiếu sắp xếp, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái và không muốn mua hàng. Vì vậy, đảm bảo sắp xếp và trưng bày sản phẩm khoa học, thu hút khách hàng mua sắm.
Doanh nghiệp cần bán những sản phẩm khách hàng đang cần và tìm kiếm để kinh doanh hiệu quả. Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng, nếu cửa hàng trông lộn xộn, thiếu sắp xếp, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái, không muốn mua hàng. Vì vậy, đảm bảo sắp xếp và trưng bày sản phẩm khoa học, thu hút khách hàng mua sắm.
[caption id="attachment_2404" align="aligncenter" width="600"]
Có thứ mà khách hàng cần[/caption]
Xem Thêm: Kỹ năng Content Storytelling hấp dẫn Bí quyết để viết nội dung thời thượng và thu hút mọi đối tượng
3. Tốc độ – Yếu tố quyết định của thương mại điện tử
Câu nói đợi chờ là hạnh phúc, không phải trong trường hợp nào nó cũng đúng. Hãy tưởng tượng xem khách hàng của bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu họ click vào nút mua hàng. Nhưng đợi đến tận vài phút sau mới có được phản hồi từ website hoặc tệ hơn đó là không nhận được thông báo.
Hãy đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng. Chẳng có gì khiến khách hàng cảm thấy thất vọng hơn là một trang web buộc họ phải chờ đợi câu trả lời về tình trạng hàng hóa hoặc luôn phải đoán mò không biết mình có đặt hàng thành công hay chưa.
Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy đảm bảo rằng các phần mềm và máy chủ hiện đang được sử dụng để xử lý hầu hết các yêu cầu mà khách hàng đưa ra. Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ của người khác thì hãy bảo đảm rằng họ sử dụng công nghệ tiên tiến nhất. Trong trường hợp bạn tự xây dựng trang web của riêng mình. Thì bạn hãy đầu tư vào các phần cứng, phần mềm tốt nhất theo khả năng của mình.
[caption id="attachment_2405" align="aligncenter" width="600"]
Tốc độ – yếu tố quyết định của thương mại điện tử[/caption]
4. Mua hàng và thanh toán nhanh chóng
Các cửa hàng trực tuyến cần có phương thức chấp nhận thanh toán khác nhau như: Tiền mặt điện tử, thẻ tín dụng, tiền mặt. Mỗi một doanh nghiệp khác nhau sẽ chấp nhận các phương thức thanh toán khác nhau. Vì thế hãy đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử của bạn có thể chấp nhận những phương thức mà khách hàng thường sử dụng nhiều.
Để sẵn sàng sử dụng các phương thức thanh toán ngoại tuyến. Chẳng hạn như tiền mặt hoặc thẻ tín dụng. Các phương thức thanh toán trực tuyến sinh ra một khó khăn điển hình đó chính là vấn đề về an ninh. Mặc dù việc gửi thẻ tín dụng quan Internet là cực kỳ an toàn. Nhưng khách hàng vẫn khá lo lắng.
Hầu hết các hệ thống thanh toán trực tuyến gửi số tín dụng và các thông tin cá nhân khác đều qua hệ thống đã được mã hóa. Nếu hệ thống của bạn cũng được sử dụng công nghệ này. Hãy thông báo để khách hàng biết rằng thông tin của họ được bảo mật hoàn toàn. Cuối cùng, hãy nhớ rằng bạn cần có cho mình một tài khoản có thể chấp nhận các hình thức giao dịch bằng thẻ tín dụng.
[caption id="attachment_2406" align="aligncenter" width="600"]
Mua hàng và thanh toán nhanh chóng[/caption]
Xem Thêm: Tìm hiểu về KOC – Sự thay thế đáng cân nhắc cho KOL đang được nhiều thương hiệu lựa chọn
III. Sự khác nhau giữa B2B và B2C là gì?
[caption id="attachment_2407" align="aligncenter" width="600"]
Sự khác nhau giữa B2C và B2B[/caption]
1. Tốc độ
Trên thực tế, thời gian để có thể thực hiện một giao dịch theo mô hình kinh doanh B2C thường được diễn ra nhanh chóng với quy trình không quá phức tạp. Mặt khác, giao dịch B2B sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải duy trì và theo đuổi giao dịch này trong thời gian dài. Cũng như đảm bảo khả năng xây dựng, nuôi dưỡng sự tin tưởng để có thể đi đến kết quả cuối cùng với các khách hàng là doanh nghiệp.
2. Người đưa ra quyết định
Nếu trong mô hình B2C người đưa ra quyết định không quá nhiều. Chỉ 1-2 người thì đối với B2B thì có thể là cả 1 bộ phận đều được tham gia và quyết định mua hàng trong một giao dịch.
3. Đầu mối
Các doanh nghiệp của B2C là những người có thể tiếp cận được số lượng lớn nguồn data của khách hàng và có thể thu về các giao dịch chất lượng. Trong khi đó, công nghệ của mô hình B2B sẽ khó hơn một chút và đòi hỏi người dùng phải tìm kiếm khách hàng. Và có những kỹ năng nhất định cũng như mạng lưới xã hội đủ rộng.
4. Giá trị sau mỗi chiến dịch
Rõ ràng sau những công sức, khó khăn và thời gian mà doanh nghiệp làm theo thì mô hình B2B đều thực hiện và giá trị của mỗi giao dịch mà họ sẽ mang về cho B2C.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc tổng giá trị của giao dịch B2B sẽ lớn hơn so với tổng giá trị của giao dịch theo mô hình B2C và ngược lại. Bởi trên thực thế lượng khách hàng cũng như tổng giao dịch theo mô hình B2C. Và đây cũng chính là phương thức chiếm tỷ trọng lớn hơn.
5. Lượng hàng và quy trình mua hàng
Giao dịch B2C thường hướng đến đại chúng, không có quy tắc về sự cá nhân hóa và ngược lại. Sản phẩm B2B buộc phải điều chỉnh để có thể phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Vì thế nhà cung cấp đơn giản hơn về rất nhiều so với mô hình B2B.
IV. Một số chiến dịch dành cho Marketing doanh nghiệp
[caption id="attachment_2408" align="aligncenter" width="600"]
Một số chiến dịch dành cho Marketing doanh nghiệp[/caption]
1. Truyền thông mạng xã hội
Truyền thông mạng xã hội sẽ tập trung vào việc cung cấp cho người dùng nội dung mà họ thấy có giá trị cũng như muốn chia sẻ nó lên mạng xã hội. Từ đó tăng nhanh khả năng hiển thị và lưu lượng truy cập. Đây cũng là phương pháp truyền thông được 61% công ty sử dụng. Để gia tăng chuyển đổi và 50% sử dụng từ đó có thông tin thị trường, nhu cầu khách hàng.
2. Quảng cáo trả phí
Quảng cáo trả phí được xem là một trong những công cụ truyền thông được sử dụng rộng rãi bởi nhiều doanh nghiệp. Với giải pháp Marketing, mỗi doanh nghiệp đều sẽ tăng lưu lượng truy cập cũng như phủ rộng thương hiệu của mình. Có thể thông qua các quảng cáo trả phí trên google, youtube, facebook,…
3. Email Marketing
Tiếp thị qua Email – Email Marketing được xem là một trong những giải pháp hiệu quả. Giúp tăng khả năng chuyển đổi khi thực hiện các chiến dịch Marketing ở doanh nghiệp theo mô hình B2C.
Chủ kinh doanh hoàn toàn có thể đo lường hiệu quả bằng cách đánh giá tỷ lệ mở, chuyển đổi thành đơn hàng. Đó cũng là lý do mà phương pháp này được đánh giá khá hiệu quả khi sử dụng trong các chiến dịch với quy mô lớn.
4. Tiếp thị tại vị trí bán
Đối với những doanh nghiệp bán sản phẩm tự sản xuất, tiếp thị tại các điểm bán. Cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ là điều vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ giúp bạn gây được ấn tượng và quảng bá thương hiệu của mình tốt hơn. Mà nó còn là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mua hàng và lý do khiến khách từ chối.
5. Hợp tác thương hiệu
Đây là một trong những phương pháp tiếp thị không quá phổ biến. Nhưng lại mang đến hiệu quả tương đối ổn về cả Marketing và kinh doanh. Phương pháp này là sự kết hợp giữa ít nhất 2 thương hiệu để quảng bá sản phẩm. Các thương hiệu sẽ cùng nhau hợp tác, hỗ trợ nâng cao nhận thức về giá trị của sản phẩm.
Trên đây là một số thông tin quan trọng mà bạn cần biết về mô hình B2C là gì. Cũng như những đặc trưng giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh và bán hàng hiệu quả. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được B2C là gì cách rõ ràng nhất. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc gì về phần mềm Marketing. Thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Phần mềm Ninja nhé. Chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất và chính xác nhất nhé!