Những yếu tố cần thiết để xây dựng mô hình 8P Marketing thành công.
11/09/2023
8P trong marketing là gì? Các yếu tố bao gồm trong 8P đống vai trò gì với marketing và cần lưu ý điều gì khi áp dụng 8P?
Khái niệm như 4P trong marketing không quá xa lạ với các marketer. Trong khi, một khái niệm khác cũng được đánh giá là không kém phần quan trọng, thậm chí, còn được đánh giá là nhiều sắc thái và hữu ích hơn. Đặc biệt sẽ phát huy tác dụng khi lập kế hoạch ra mắt sản phẩm hoặc chiến dịch mới.
Đó là 8P trong marketing. Hãy cùng Marketing AI tìm hiểu thêm về khái niệm thú vị này trong bài viết dưới đây!
8P trong marketing là gì?
Marketing không đơn giản là thu hút sự chú ý của khán giả qua mạng xã hội hay các kênh tương tự. Marketing còn là việc có thể cung cấp giá trị đến cho khách hàng. Vì thế, đo lường mức độ tương tác của nội dung kèm theo chiến lược marketing hiệu quả đều rất quan trọng.
Trong đó, 8P bao gồm những thành phần hữu ích đối với một chiến lược marketing. Cụ thể, đó là viết tắt của 8 chữ “P” bao gồm Product, Price, Place, Promotion, Physical Evidence, People, Processes và Performance. 8P được xem như một phiên bản mở rộng hay nâng cấp của mô hình 4P thông thường.
Các yếu tố trong mô hình 8P Marketing
1. Product – Sản phẩm
Đây là yếu tố đầu tiên nằm trong 8P, cũng là yếu tố được đánh giá nằm ở mức độ quan trọng nhất. Mục đích của marketing cuối cùng luôn là bán sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó. Mọi tổ chức, doanh nghiệp hay công ty đều sẽ kinh doanh một hoặc một chuỗi các mặt hàng nhất định. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để sản phẩm hoặc dịch vụ này trở thành một phần của bộ công cụ marketing hoặc bán hàng? Hay dễ hiểu hơn, làm thế nào để có thể bán một sản phẩm mà không mất quá nhiều công sức?
Để hình dung rõ hơn, có thể lấy ví dụ của Gmail. Gmail có thể coi là ví dụ tiêu biểu cho việc sản phẩm/dịch vụ tự bán mà người bán hàng không phải đổ công sức vào sản phẩm/dịch vụ. Đặc điểm sản phẩm của Gmail là dịch vụ thư điện tử được xây dựng với các tính năng dễ chia sẻ, dễ lan truyền mà rất hữu ích với người dùng. Điều này khiến Gmail không phải marketing quá nhiều mà người dùng vẫn tự nguyện sử dụng sản phẩm.
Khi lên kế hoạch marketing hoặc vạch ra một chiến lược marketing, cần trả lời cặn kẽ các câu hỏi về sản phẩm/dịch vụ để kế hoạch đi đúng hướng.
Một số câu hỏi tham khảo:
Sản phẩm hoặc dịch vụ có thể tự quảng cáo như thế nào?
Những khía cạnh độc đáo nào của sản phẩm/dịch vụ là đáng chú ý hoặc xứng đáng được ghi nhận?
Giá cả đứng vị trí thứ hai về tầm quan trọng trong chiến lược tiếp cận thị trường. Đây được xem như yếu tố cốt yếu của quá trình trao đổi giá trị giữa công ty và thị trường. Do đó, giá cả cần được đánh giá đúng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và kiếm lợi nhuận từ đó.
Nếu nhận định giá sai, thương hiệu có thể mất khách. Nếu định giá quá cao hoặc quá thấp thì hoặc là không có khách hàng chi trả nổi, hoặc là không thể kiếm được lợi nhuận.
Ví dụ: Giá của iPhone thường cao hơn so với phần đông các hãng điện thoại di dộng khác trên thị trường. Nguyên do là Apple đã thành công định vị bản thân thành một thương hiệu cao cấp và từ đó sinh ra việc tính giá cao cho các sản phẩm.
Tại bước định giá, hãy thử tự trả lời các câu hỏi dưới đây:
Nếu lấy mức giá này, người dùng sẽ nhận định gì về sản phẩm, dịch vụ?
Với mức giá này, khách hàng có khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ hay không?
Khách thường sẽ chi trả bao nhiêu cho loại sản phẩm/dịch vụ này?
Chiến thuật giảm giá nào sẽ hợp với thương hiệu và danh mục sản phẩm của thương hiệu?
Có các phương pháp nào để đổi mới giá cả hay không?
3. Place – Phân phối
Ở phần này của mô hình 8P trong marketing, người lên kế hoạch cần phải trả lời cho câu hỏi tổng quan về việc nơi nào sẽ là nơi phân phối sản phẩm. Hay cụ thể hơn, sản phẩm được mua, bán hoặc trải nghiệm ở đâu.
Tùy từng ngày mà địa điểm phân phối sẽ có tầm quan trọng khác nhau. Chiến lược ra mắt sản phẩm sẽ hoàn toàn khác khi cân nhắc đến vị trí phân phối sản phẩm. Đặc biệt, người lập kế hoạch cũng phải tính đến loại dịch vụ cần đáp ứng cho địa điểm này.
Một số câu hỏi nên cân nhắc khi lên kế hoạch về điểm phân phối:
Sản phẩm có nhiều khả năng sẽ được sử dụng nhất ở đâu?
Khách hàng của doanh nghiệp mua sắm ở đâu?
Doanh nghiệp đang phân phối sản phẩm của mình rộng rãi hay có chọn lọc như thế nào?
Nếu là một sản phẩm kỹ thuật số, làm thế nào để tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến?
4. Promotion – Quảng bá/xúc tiến
Promotion trả lời cho câu hỏi về việc làm thế nào sản phẩm được đẩy hoặc đưa vào thị trường. Marketing không chỉ đơn thuần là chi tiêu cho quảng cáo và thu về lợi nhuận. Có rất nhiều cách để quảng bá cũng như xúc tiến một sản phẩm ngoài việc quảng cáo. Ví dụ như marketing truyền miệng, tổ chức sự kiện, buổi giới thiệu sản phẩm, kết hợp với các influencer, partnership, ưu đãi đặc biệt,… đều là cách thức để quảng bá, xúc tiến sản phẩm đáng để cân nhắc trong kế hoạch marketing.
Câu hỏi cần trả lời:
Khách hàng đến từ đâu? (ví dụ: các kênh truyền thông xã hội, blog, nguồn thông tin, sự kiện)
Thị trường này mong đợi những loại khuyến mãi nào?
Có cách nào để đổi mới với cách quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ thông thường không?
5. Physical Evidence – Trải nghiệm thực tế
Trải nghiệm thực tế bao gồm mọi trải nghiệm mà người dùng có được đối với sản phẩm, dịch vụ nào đó. Sau khi có được trải nghiệm thực tế thì khách hàng sẽ càng được củng cổ thế niềm tin vào sản phẩm, dịch vụ.
Để tạo ra trải nghiệm tốt nhất, cần đáp ứng về các khía cạnh như bao bì sản phẩm, thiết kế sản phẩm, nhãn,…
Các câu hỏi cần làm rõ:
Trải nghiệm đầu tiên của khách hàng với sản phẩm là gì?
Kỳ vọng ở bao bì sản phẩm của khách hàng là gì?
Có cách nào để nổi bật về phần nhìn hoặc cảm nhận ở sản phẩm hay không?
6. People – Con người
Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong mỗi chiến dịch marketing. Những con người trong chiến dịch này được xem như gương mặt đại diện, thậm chí thể hiện tính cách của thương hiệu trước công chúng.
Câu hỏi cần làm rõ:
Những ai là trung tâm của sản phẩm này có thể cung cấp câu chuyện thú vị cho thị trường?
Ai có thể là người phát ngôn hoặc người có ảnh hưởng cho sản phẩm/dịch vụ?
Những câu chuyện nào sẽ giúp phục vụ lợi ích cảm xúc của sản phẩm hoặc dịch vụ?
7. Processes – Quy trình
Để chiến dịch marketing hỗn hợp được thành công, các công ty, doanh nghiệp đều cần phải xây dựng cho mình một quy trình hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu toàn cảnh. Trong đó bao gồm từ sản xuất đến bán hàng và marketing.
Các quy trình cần phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp và phải thể hiện được tính hiệu quả để đẩy cao tính cạnh tranh trên thị trường.
8. Performance – Hiệu suất
Marketer hoàn toàn có thể đánh giá hiệu suất của marketing không chỉ dựa trên lợi nhuận mà còn có thể dựa trên danh tiếng. Các công ty ngành này càng ngày càng có nhiều cách để khiến khách hàng tiềm năng chú ý hơn.
Ví dụ về 8P trong Marketing khách sạn
Để hiểu rõ hơn về mô hình 8P trong marketing, hãy nhìn vào mô hình 8P trong Marketing khách sạn Hilton Hotel.
Được mệnh danh là chuỗi khách sạn và resort đẳng cấp thế giới, Hilton thể hiện rất rõ tầm cỡ của thương hiệu trong mô hình 8P.
Product – là một khách sạn hạng sang, sản phẩm của Hilton Hotel là dịch vụ toàn diện trong khách sạn và resort. Trong đó, phạm vi dịch vụ của khách sạn trải dài và bao quát từ cơ sở tổ chức sự kiện, hội họp, dịch vụ đặc biệt đến nhà hàng, phòng chờ, dịch vụ ăn uống, bể bơi, cửa hàng,… và rất nhiều dịch vụ khác.
Price – chiến lực về giá được Hilton sử dụng để chia thành một ma trận chiến lược dựa trên mức giá kinh tế (tiết kiệm), giá thâm nhập, hớt váng và cao cấp.
Place – Hilton phục vụ hơn 745.000 phòng tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng thương hiệu Hilton Hotel & Resort tại 85 quốc gia và cùng lãnh thổ. Chiến lược phân phối của Hilton chủ yếu dựa vào công nghệ và internet. Điều này giúp đặt phòng, lên kế hoạch, lên lịch, đưa đón sân bay,… được diễn ra trơn tru và hiệu quả. Bên cạnh đó, Hilton phát triển các ứng dụng để tối ưu chu trình phục vụ cũng như chuyên nghiệp hóa hình ảnh của thương hiệu.
Promotion – Hilton chọn cách sử dụng các kênh quảng bá và digital marketing bao gồm nhiều kênh mạng xã hội từ Facebook đến Youtube. Bên cạnh đó, các chương trình khách hàng thân thiết giúp thu hút khách hàng, duy trì lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu. Nhờ đó mà số lượng thành viên luôn được duy trì và tăng trưởng qua nhiều năm, giúp Hilton nhận về nhiều danh hiệu khách sạn danh tiếng.
Physical Evidence – các dịch vụ khách sạn chủ yếu là vô hình ngoại trừ các phần hữu hình như các sản phẩm mà khách sử dụng trong thời gian lưu trú. Các dạng trải nghiệm thực tế khác bao gồm hóa đơn. Dịch vụ kỹ thuật số đã thay thế hóa đơn giấy. Ứng dụng Hilton cung cấp dịch vụ nhận phòng và trả phòng không cần giấy tờ. Ngoài ra cũng có thể kể đến các tiện nghi và đồ đạc trong phòng đều được coi là trải nghiệm mà khách hàng trực tiếp cảm nhận trong quá trình lưu trú tại Hilton.
People – tính đến cuối năm 2018, Hilton đã tuyển dụng hơn 169.000 nhân viên. Hilton được đánh giá là nơi làm việc lý tưởng và luôn duy trì một nền văn hóa làm việc xuất sắc. Lợi ích của nhân viên bao gồm lương cạnh tranh, chương trình hỗ trợ sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, tiết kiệm hưu trí, nghỉ phép có lương dành cho người có con nhỏ,…
Processes – khách của Hilton có thể sử dụng website hoặc ứng dụng của khách sạn để đặt và quản lý toàn bộ thông tin trong thời gian lưu trú. Quy trình của Hilton cũng đặt sự thuận tiện cho khách hàng lên hàng đầu, loại bỏ những chi tiết không cần thiết tại quầy lễ tân để quy trình diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Performance – Hiệu suất của Hilton thể hiện rõ trên sự phát triển và mở rộng không ngừng của chuỗi khách sạn này. Mỗi năm, Hilton vẫn đón vô số lượt khách, nhận được nhiều tương tác trên các kênh mạng xã hội và góp mặt trong nhiều giải thưởng lớn.
Lưu ý khi áp dụng mô hình 8P trong marketing
Vậy cần phải lưu ý gì khi áp dụng mô hình 8P trong marketing của thương hiệu?
Điều cơ bản của 8P đó là sự nâng cấp và mở rộng từ 4P trong marketing. Không có để thấy sự mở rộng này đến từ những nhu cầu cao hơn của doanh nghiệp, thị trường, khách hàng khiến mô hình cũ trở nên đơn điệu và cần được cải thiện ở những mặt tốt hơn.
Do đó, rất có thể sẽ không chỉ dừng lại ở 8P trong các chiến dịch sau này. Tương tự, mỗi ngành nghề khác nhau cũng sẽ yêu cầu những mục khác nhau được ưu tiên hoặc ít ưu tiên hơn mục khác.
Như vậy, marketer cần chú trọng đến tác dụng thực tế của các P, áp dụng P để làm gì chứ không phải áp dụng cho hết các P.
Trên đây là những thông tin về 8P trong marketing được Phần mềm Ninja chia sẻ rất chi tiết. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về marketing 8P cũng như những yếu tố trong mô hình 8P, từ đó ứng dụng mô hình một cách hiệu quà cho doanh nghiệp mình.
Nguyễn Anh – Marketing AI
Bộ giải pháp phần mềm Marketing Ninja giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và phủ sóng marketing mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội. Vui lòng gọi điện đến Hotline để được cài đặt và sử dụng NGAY HÔM NAY!
Trong thế giới số hóa ngày nay, xu hướng tiêu thụ nội dung của người dùng đang dần thay đổi, với sự gia tăng mạnh mẽ của các nền tảng chia sẻ video ngắn. Để bắt kịp với xu hướng này và đáp ứng nh...
Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ, Facebook Marketplace đã nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng bán hàng trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Với tính...
Facebook là một nền tảng mạnh mẽ để các doanh nghiệp và cá nhân xây dựng thương hiệu mà không phải lúc nào cũng cần sử dụng quảng cáo trả phí. Tuy nhiên, để đạt đư...
Trong thời đại mà mạng xã hội đóng vai trò then chốt trong việc kết nối và tiếp cận khách hàng, việc hiểu rõ hành vi người dùng trên Facebook là yếu tố then chốt để x&...