Khi nghe thuật ngữ Marketing du kích, chúng ta đều liên tưởng đến chiến tranh du kích. Bởi vì bản chất, chúng có nhiều điểm giống nhau. Trong bối cảnh chiến tranh, chiến thuật du kích phụ thuộc phần lớn vào yếu tố bất ngờ. Và Marketing du kích cũng vậy.
Marketing du kích là gì?
Marketing du kích (Guerrilla Marketing) là một chiến lược quảng cáo tập trung vào chiến thuật Marketing độc đáo với chi phí thấp, mang lại kết quả tối đa. Thuật ngữ ban đầu được đặt ra bởi Jay Conrad Levinson trong cuốn sách năm 1984 của ông ‘Guerrilla Advertising’. Thuật ngữ Marketing du kích được lấy cảm hứng từ chiến tranh du kích – một dạng chiến tranh bất thường và liên quan đến chiến lược chiến thuật nhỏ, hay được sử dụng bởi các thường dân vũ trang. Giống như chiến tranh du kích, Marketing du kích sử dụng cùng một loại chiến thuật nhỏ, sáng tạo trong ngành Marketing.
Xem Thêm: Giải mã Promotion Những yếu tố quan trọng giúp chiến lược quảng bá thành công
(Ảnh: Thomson Data)
Marketing du kích thu hút sự ngạc nhiên của người tiêu dùng, tạo ấn tượng khó xóa nhòa trên một lượng lớn các tin tức xã hội. Marketing du kích được cho là có giá trị nhiều với người tiêu dùng so với các hình thức quảng cáo và Marketing truyền thống. Điều này là do thực tế rằng hầu hết các chiến dịch Marketing du kích đều đáng nhớ và tấn công người tiêu dùng ở cấp độ cá nhân.
Marketing du kích thường phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ cần tiếp cận nhiều đối tượng mà không mất quá nhiều chi phí. Nó cũng được sử dụng bởi các công ty lớn trong các chiến dịch tạo phong trào. Ngoài ra, các cá nhân cũng áp dụng phong cách Marketing này như một cách để tìm việc tốt hơn.
Lịch sử của Marketing Du kích
Quảng cáo có từ năm 4000 trước Công nguyên, nơi những người Ai Cập lần đầu tiên sử dụng giấy cói để tạo ra thông điệp bán hàng thông qua những tấm poster dán trên tường. Quảng cáo truyền thống và Marketing phát triển qua nhiều thế kỷ nhưng mới thực sự bùng nổ cho đến đầu những năm 1900. Chính tại thời điểm này, mục tiêu chính của quảng cáo là giáo dục người tiêu dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ thay vì giải trí và thu hút họ.
Năm 1960, các chiến dịch tập trung vào chi tiêu quảng cáo lớn trên các kênh truyền thông đại chúng khác nhau như radio và in ấn. Mãi đến cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, truyền hình cáp mới bắt đầu có một số thông điệp quảng cáo. Người tiên phong đáng nhớ nhất trong thời gian này là MTV. Họ tập trung vào việc khiến người tiêu dùng phải theo dõi thông điệp quảng cáo chứ không chỉ coi quảng cáo là sản phẩm phụ của một chương trình nữa.
Xem Thêm: Quản trị Marketing là gì? Quản trị Marketing có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp
(Ảnh: The Rugged and Mobile Rugged Android Smartphone Blog)
Các Agency nỗ lực để tạo ấn tượng với người tiêu dùng và người tiêu dùng cảm thấy mệt mỏi về điều đó. Và khi đó vào năm 1984, Jay Conrad Levinson đã giới thiệu thuật ngữ chính thức trong cuốn sách của ông có tên là “Guerrilla Marketing” (Marketing du kích). Ông xuất thân là phó chủ tịch cấp cao tại J. Walter Thompson, Giám đốc sáng tạo và thành viên hội đồng quản trị tại Leo Burne Advertising.
Trong cuốn sách, ông đề xuất những cách mới lạ để tiếp cận và đi ngược lại các hình thức quảng cáo truyền thống. Mục tiêu của Marketing du kích là sử dụng các chiến thuật độc đáo để quảng cáo trên một ngân sách nhỏ. Trong thời gian này, các phương tiện như đài phát thanh, truyền hình và in ấn đang phát triển rất mạnh, nhưng người tiêu dùng đang dần trở nên mệt mỏi. Levinson cho rằng các chiến dịch cần phải gây sốc, độc đáo và thông minh hơn. Các doanh nghiệp nhỏ bắt đầu thay đổi cách suy nghĩ của họ và tiếp cận Marketing theo một cách hoàn toàn mới. Khái niệm về Marketing du kích từ đó tiếp tục phát triển.
6 ví dụ Marketing du kích dành cho các doanh nghiệp nhỏ
Reynolds Wrap Aluminum Foil
Cách tiếp cận vào bộ nhớ ký ức của một người tốt nhất là dựa trên những yếu tố thông minh, mới lạ. Bởi chiến dịch càng thông minh, nó càng đáng nhớ. Reynolds Wrap Aluminum Foil – là công ty sản xuất màng bọc thực phẩm đã sử dụng cách này. Họ thiết kế cửa cuốn của họ giống như bao bì của mình. Thực sự, cánh cổng trông như một cuộn giấy nhôm bọc siêu lớn. Với chiến lược thông minh và hiệu quả, với chi phí thấp đó, chắc chắn khách hàng sẽ ghi nhớ về Reynolds Wrap rất lâu.
Frontline
Frontline – công ty chuyên về các sản phẩm cho chó, mèo đã che phủ sàn của một trung tâm mua sắm với quảng cáo cực kỳ độc đáo cho sản phẩm xịt bọ chét của họ. Như bạn có thể thấy từ bức ảnh, từ góc nhìn của những khách mua sắm trên tầng, thì những vị khách tại tầng 1 đi ngang qua giống như bọ chét đang bu trên người một chú chó. Với chỉ một bức ảnh này, chắc hẳn không ít khách hàng sẽ dành thời gian ngắm nghía và có thể là chụp vài bức ảnh đăng lên mạng xã hội.
Chiến dịch của Frontline là một ví dụ về truyền thông marketing du kích
Coca Cola
Mọi người yêu tất cả mọi thứ miễn phí, đó là lý do tại sao một số Marketing du kích hấp dẫn gắn liền với quà tặng miễn phí. Coca Cola đã biến máy bán hàng tự động thành Máy Hạnh phúc (Happiness Machine). Người tiêu dùng sử dụng máy này được tặng chai Coke miễn phí, một bó hoa và thậm chí cả bánh pizza! Kết quả của chiến dịch này nhận được rất tích cực và tăng sự yêu mến thương hiệu. Loại Marketing du kích này thường được các doanh nghiệp lớn sử dụng vì đòi hỏi ngân sách cao hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ có thể lưu ý sử dụng hình thức Giveaway, bởi nó sẽ tạo ấn tượng và đáng nhớ hơn cho khách hàng.
Xem Thêm: PPC là gì? Tổng quan các kiến thức về quảng cáo PPC
Folger
Bạn muốn làm cho một người dân bận rộn dừng lại và chú ý trên đường đi làm vào buổi sáng. Nhãn dán trên đường của Folger đã biến những hố ga thành ly cà phê mới pha ở New York. Và tại nơi đây, hơi nước đến từ những hố ga là một cảnh tượng điển hình người dân thường nhận thấy trên đường đi. Folger đã biến chúng thành các quảng cáo rực rỡ. Sau đó, mỗi lần bạn nhìn thấy một hố ga khác, bạn sẽ liên tưởng ngay tới Folger.
Tyskie
Quảng cáo của bia Tyskie còn đơn giản hơn nhiều. Bằng cách đặt đề can xung quanh tay nắm cửa, mỗi lần ai đó mở cửa, họ sẽ cảm thấy như thể họ đang nắm quai của một cốc bia. Mỗi khi một cá nhân đi qua cánh cửa, bia Tyskie sẽ lại hiện lên trong tâm trí họ.
Mr.Clean
Mr.Clean là công ty cung cấp các mặt hàng về thiết bị và chất tẩy rửa vệ sinh. Họ cũng dùng linh vật biểu tượng là ngài Clean, đó cũng là logo nổi tiếng và vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Không cần một từ ngữ nào, chỉ bằng một đường kẻ vạch trắng trên đường, thông điệp của Mr.Clean đã được truyền tải cho người xem. Mr.Clean làm sạch mọi bề mặt!
Nếu bạn có một ngân sách hạn chế, nhưng sự sáng tạo dồi dào, hãy sử dụng Marketing du kích. Và với hình thức Marketing này, hãy áp dụng tại nơi có nhiều khách hàng tiềm năng để đặt thương hiệu của bạn. Đừng làm phiền họ, hãy khiến họ tự tham gia.
Trang Ami – Phần mềm Ninja
Theo Creative Guerrilla Marketing và Marketo