Sàn thương mại điện tử Giải thích cơ chế hoạt động của một thế giới mua sắm trực tuyến.
11/09/2023
Một trang web thương mại điện tử, còn được gọi là sàn thương mại điện tử, là nơi cho phép các tổ chức, cá nhân hoặc thương nhân không phải chủ sở hữu tiến hành mua bán hàng hoá và dịch vụ trực tuyến. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sàn thương mại điện tử là gì và cách nó hoạt động.
Với sự phát triển của công nghệ và mạng internet, sàn thương mại điện tử đã trở nên phổ biến trên toàn cầu. Người tiêu dùng ngày càng ưa thích các hình thức mua sắm thông minh và tiện lợi.
Sàn thương mại điện tử hay còn gọi là sàn giao dịch thương mại trên mạng là nơi để trưng bày các sản phẩm và đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng. Đây là một trang web cho phép người bán và người mua trao đổi, thương lượng và thực hiện các giao dịch trực tuyến. Mỗi bên tham gia với vai trò và mục đích khác nhau để đạt được lợi ích tối đa.
Sàn thương mại điện tử đã mang đến nhiều tiện ích cho người tiêu dùng, bao gồm giao hàng tận nơi. Điều này đã làm cho đây trở thành một kênh buôn bán phổ biến được nhiều chủ cửa hàng lựa chọn để kinh doanh. Trong thời gian gần đây, hình thức mua sắm trực tuyến này đã được đẩy mạnh.
Ngày 25/9/2021, Nghị định 85/2021/NĐ-CP ra đời. Khái niệm về sàn giao dịch điện tử được quy định theo các văn bản pháp luật hiện hành như:
Theo đó, sàn thương mại điện tử là một trang web cho phép cá nhân, tổ chức và thương nhân không sở hữu trang web tiến hành giao dịch hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, theo quy định, các trang web giao dịch chứng khoán trực tuyến không được xem là sàn thương mại điện tử.
Chủ sở hữu trang web đóng vai trò trung gian giúp tổ chức không gian chung, lôi kéo các bên, để từ đó làm sôi động sàn giao dịch. Mỗi bên khi tham gia đều sẽ được nhận những lợi ích như mình mong muốn.
Một số sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay tại Việt Nam:
Sàn thương mại điện tử đang trở thành một trong những hình thức kinh doanh trực tuyến phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Người mua và người bán đều có thể truy cập vào không gian mạng được cung cấp bởi quản trị viên để tiến hành các giao dịch mua bán thuận tiện. Đây là biểu tượng của sự cách mạng công nghiệp hiện đại và đang dần thay thế các phương thức mua bán truyền thống.
Mua sắm tiện lợi, tiết kiệm thời gian.
Mua sắm tiện lợi, tiết kiệm thời gian.
Có rất nhiều các cửa hàng cung cấp mọi sản phẩm, cạnh tranh nhau cả về giá cả, chất lượng lẫn cách thức tiếp cận khách hàng. Cơ hội được chia đều cho cả doanh nghiệp cũ và mới cùng tham gia sàn giao dịch. Họ được truy cập thường xuyên xuất hiện trên các trang thương mại điện tử để tìm kiếm những sản phẩm ưng ý.
Vai trò đối với các doanh nghiệp
Sàn thương mại điện tử giúp cho doanh nghiệp có thể thiết lập sự hiện diện của người dùng trên thị trường. Qua đó mở ra những cách thức quảng bá, tiếp cận cũng như giới thiệu sản phẩm một cách hiệu quả. Tiếp cận khách hàng tiềm năng dễ dàng và nhanh chóng. Những phản hồi của khách cũ cũng phần nào quyết định sự thành công và hiệu quả bán hàng trong tương lai của cửa hàng.
Đưa những sản phẩm đến khách hàng một cách đúng lúc và nhanh chóng. Đặc biệt là cho người mua quyền được so sánh, chọn lựa để tìm ra bên cung cấp tốt nhất. Họ có thể nắm rõ các thông tin của bên bán cũng như sản phẩm được bán.
Vai trò đối với những người tiêu dùng
Các nền tảng thương mại điện tử ra đời như một giải pháp vô cùng hữu ích và thiết thực đối với người tiêu dùng. Bởi nhu cầu sử dụng những tiện ích này ngày càng được tăng cao.
Người tiêu dùng có như cầu mua sắm và nhận được những tiện ích từ sàn thương mại điện bởi giá cả cạnh tranh, sản phẩm phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng. Họ cũng không mất quá nhiều thời gian để đến cửa hàng chọn lựa và phải tự mang đồ về.
Hơn nữa, họ còn được hỗ trợ tối ưu quá trình thanh toán và vận chuyển. Chỉ cần ngồi một chỗ bạn đã có thể hoàn thành việc đặt hàng, nhận hàng cũng như thanh toán.
Cơ chế hoạt động của sản thương mại điện tử
Quy chế hoạt động của sàn thương mại điện tử phải được thể hiện trên trang chủ của website đó. Quy chế hoạt động bao gồm:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn thương mại điện tử
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ trên sàn thương mại điện tử
Mô tả quá trình giao dịch đối với từng loại giao dịch, có thể tiến hành trên các sàn giao dịch thương mại điện tử
Hoạt động, rà soát và thẩm định xử lý những thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn thương mại điện tử khi có hành vi vi phạm pháp luật trên sàn thương mại điện tử.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong những giao dịch được thực hiện trên sàn thương mại điện tử.
Giới hạn trách nhiệm cho những thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử trong những giao dịch trên sàn
Các quy định về an toàn thông tin, quản lý thông tin trên sàn thương mại điện tử
Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên đến giao dịch.
Chính xác bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng trên sàn giao dịch thương mại theo quy định tại điều 69 nghị định này.
Biện pháp xử lý những hành vi xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử.
Biện pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy chế hoạt động của sàn thương mại điện tử
Khi có thay đổi về một trong những nội dung đã nêu trên, các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử để thông báo tới tất cả mọi người là sàn giao dịch thương mại điện tử với ít nhất 5 ngày trước khi áp dụng điều đó.
Sàn thương mại điện tử được ví như cánh tay đắc lực của một nhà bán lẻ. Bởi người bán có thể tiếp cận với rất nhiều khách hàng thay vì phạm vi xung quanh cơ sở trưng bày sản phẩm. Nó cũng có thể là hình thức duy nhất để đưa sản phẩm ra thị trường.
Nhưng hầu hết các mô hình thương mại điện tử sẽ rất khác nhau. Mỗi mô hình sẽ mang đến những được trưng cụ thể để tham gia vào việc bán hoặc mua.
Mô hình Business-to-business (B2B)
Mô hình thương mại điện tử B2B là một giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể đều là doanh nghiệp. Thể hiện với một công ty mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến từ một doanh nghiệp khác.
Ví dụ: Một doanh nghiệp mua máy làm đá hoặc một công ty mua phần mềm kế toán
Các phần mềm kinh doanh như quản lý quan hệ khách hàng và các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán cũng được gọi là B2B.
Bán hàng trực tuyến B2B có xu hướng phức tạp hơn so với những hình thức thương mại điện tử khác vì nó có một danh mục lớn các sản phẩm phức tạp. Các doanh nghiệp thường sẽ có những sản phẩm đặc thù cho hoạt động kinh doanh và sản xuất của họ.
Mô hình Business-to-consumer (B2C)
Mô hình bán lẻ trực tuyến B2C có nghĩa là khi người dùng mua một mặt hàng nào đó qua internet để sử dụng riêng. Người dùng lựa chọn phương thức này để tìm kiếm những sản phẩm muốn sử dụng.
Mặc dù thương mại điện tử B2C có vẻ nổi bật, nhưng nó chỉ bằng một nửa kích thước của thị trường thương mại điện tử B2B trên thế giới. Khi mà khách hàng lựa chọn sử dụng 1 phương thức phù hợp, tiện ích hơn cho nhu cầu mua sắm.
Mô hình Consumer-to-consumer (C2C)
Mô hình C2C hoạt động như các trao đổi, mua bán, đấu giá qua internet. Trong đó người dùng bán hàng hóa cho nhau. Các đối tượng chủ thể không có điều kiện đặc biệt trong một tổ chức hoặc 1 doanh nghiệp. Chỉ đơn giản là họ có sản phẩm và mong muốn giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận.
Đây là những sản phẩm mà họ làm ra, ví dụ như thủ công hoặc đồ cũ mà họ sở hữu nhưng muốn bán đi. Chỉ cần tìm được khách hàng quan tâm và có nhu cầu mua lại là có thể tiến hành giao dịch.
Mô hình Consumer-to-business (C2B)
Khi người dùng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, đó được gọi là thương mại C2B. Tạo ra giá trị có nhiều hình thức để thực hiện bởi các chủ thể có nhu cầu giao dịch.
Chẳng hạn, C2B có thể hiểu đơn giản như 1 khách hàng để lại đánh giá tích cực cho doanh nghiệp. Từ đó đóng góp xây dựng và tạo ra hình ảnh tốt cho thương hiệu doanh nghiệp.
Ngoài ra, đây còn là doanh nghiệp bán hàng secondhand, đôi khi mua hàng từ những người dùng internet bình thường. Khi đó, các doanh nghiệp đang tìm kiếm nguồn hàng để tạo ra lợi nhuận trong tương lai.
Mô hình Business-to-government (B2G)
Hình thức này đôi khi được gọi là business-to-administration (B2A) bởi có sự tham gia của 2 nhóm chủ thể: một bên là công ty tư nhân muốn trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ còn một bên là cơ quan công cộng.
Thông thương được thực hiện dưới dạng hợp đồng kinh doanh bởi một tổ chức công cộng để thực hiện một dịch vụ được ủy quyền.
Mô hình Consumer-to-government (C2G)
Có thể hiểu đây là cách thức thanh toán cho nhiều nghĩa vụ có sự tham gia của những cơ quan công cộng. Khi đó có sự tham gia gián tiếp hoặc quản lý trực tiếp của nhà nước. Bất kể khi nào bạn muốn chuyển tiền cho một cơ quan công cộng qua internet thì lúc đó bạn đang tham gia vào thương mại điện tử C2G.
Ví dụ như: Bạn thực hiện trả phí cho chỗ đỗ xe hơi thông qua ứng dụng trên điện thoại. Đây chính là bản chất hoạt động của C2G.
Ngoài ra, mô hình này còn bao gồm nộp thuế trực tuyến và mua hàng của các cơ quan chính phủ được đấu giá online.
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn về sàn thương mại điện tử. Mong rằng qua bài viết bạn sẽ có thể hiểu hơn về sàn thương mại điện tử là gì cũng như cơ chế hoạt động của nó. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ khúc mắc hay trăn trở nào liên quan đến bài viết bạn nhé!
Bộ giải pháp phần mềm Marketing Ninja giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và phủ sóng marketing mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội. Vui lòng gọi điện đến Hotline để được cài đặt và sử dụng NGAY HÔM NAY!
Trong thế giới số hóa ngày nay, xu hướng tiêu thụ nội dung của người dùng đang dần thay đổi, với sự gia tăng mạnh mẽ của các nền tảng chia sẻ video ngắn. Để bắt kịp với xu hướng này và đáp ứng nh...
Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ, Facebook Marketplace đã nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng bán hàng trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Với tính...
Facebook là một nền tảng mạnh mẽ để các doanh nghiệp và cá nhân xây dựng thương hiệu mà không phải lúc nào cũng cần sử dụng quảng cáo trả phí. Tuy nhiên, để đạt đư...
Trong thời đại mà mạng xã hội đóng vai trò then chốt trong việc kết nối và tiếp cận khách hàng, việc hiểu rõ hành vi người dùng trên Facebook là yếu tố then chốt để x&...