Tháp nhu cầu Maslow là gì? Những ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong marketing
11/09/2023
Tháp nhu cầu Maslow là một trong những thành quả nghiên cứu của nhà khoa học cùng tên, lần đầu được công bố trong bài viết “A Theory of Human Motivation”. Kể từ khi được biết đến, tháp nhu cầu đã được áp dụng ở rất nhiều lĩnh vực, trong đó không thể thiếu Marketing. Vậy tháp nhu cầu Maslow là gì? Những ứng dụng của nó trong Marketing ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết này.
Nhu cầu Maslow là gì?
Abraham Maslow là một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng với những nghiên cứu vẫn còn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày này. Tháp nhu cầu của Maslow là một trong những kết quả nghiên cứu về nhu cầu của con người được trình bày dưới dạng biểu đồ tháp. Nó phản ánh nhu cầu mà con người hành động theo một cách rất vô thức và không tự nhận biết được. Với 5 cấp độ nâng dần từ thấp đến cao, những nhu cầu của con người được thể hiện một cách đơn giản và trực quan. Những nhu cầu này gần như bất biến trong mọi hoàn cảnh xã hội, do đó tính đúng đắn của nó vẫn còn được giữ nguyên cho đến ngày nay.
Vì Marketing cần hiểu rõ nhu cầu và khó khăn của khách hàng, nên tháp nhu cầu của Maslow được áp dụng nhiều trong giảng dạy và công việc. Đây là kiến thức cần thiết mà hầu hết Marketer phải biết khi bắt đầu nghề.
Với mô hình phân cấp, tháp Maslow phân chia nhu cầu của con người thành 5 bậc khác nhau. Càng lên trên đỉnh tháp, nhu cầu con người lại càng cao và phức tạp hơn. 5 cấp độ trong tháp nhu cầu của Maslow là:
Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu sinh lý là nhu cầu được Maslow đặt là những nhu cầu cơ bản nhất của con người mà bất kỳ con người nào cũng sẽ nảy sinh nhu cầu này. Nhu cầu sinh lý được định nghĩa là những nhu cầu mà một cơ thể cần thiết phải có để có thể duy trì sự tồn tại như thức ăn, nước uống, nghỉ ngơi,… Dù là nhu cầu cơ bản nhất nhưng nhưng chúng cần phải được đáp ứng đầu tiên trước khi tiến lên mức tiếp theo.
Đảm bảo an toàn nhu cầu.
An toàn là một trong những nhu cầu rất quan trọng với con người chỉ sau những nhu cầu về sinh lý. Nhu cầu về sự an toàn không chỉ đơn thuần về việc được đảm bảo an toàn về mạng sống như đảm bảo sức khỏe, an ninh,… mà còn là nhu cầu được an toàn về tài chính hay việc làm.
Nhu cầu xã hội
Theo Maslow, nhu cầu xã hội được định nghĩa là nhu cầu được kết nối và yêu thương. Nếu không được yêu thương, con người có thể trải qua những trạng thái tâm lý tiêu cực như cô đơn, lo lắng hoặc trầm cảm. Do đó, con người cần phải sống trong một cộng đồng và có mối quan hệ gắn bó với gia đình, bạn bè hay những người yêu thương.
Nhu cầu được kính trọng
Nhu cầu được kính trọng cũng có thể xem là một dạng nhu cầu xã hội, tuy nhiên trong tháp nhu cầu Maslow, nó được coi là một nhu cầu cao hơn 1 bậc so với nhu cầu xã hội. Cụ thể, tháp Maslow cho rằng khi con người đã đảm bảo về nhu cầu xã hội, họ sẽ muốn nhận được sự tôn trọng, ngưỡng mộ từ người khác.
Nhu cầu được thể hiện bản thân là nhu cầu cao nhất trong tháp Maslow. Theo Maslow, ông cho rằng khi những nhu cầu ở 4 bậc dưới đều được đáp ứng đầy đủ và con người đủ khả năng điều khiển được những nhu cầu này thì nhu cầu thể hiện bản thân sẽ xuất hiện trong con người. Nhu cầu này thôi thúc họ đạt được đỉnh cao trong lĩnh vực mà mình đang theo đuổi. Maslow cũng cho rằng, việc con người được thôi thúc vươn lên và thể hiện bản thân là để đảm bảo và duy trì được những nhu cầu ở bậc dưới.
Tháp nhu cầu Maslow là một trong những nghiên cứu cơ bản và có tính đúng đắn cao. Tuy nhiên, việc áp dụng dập khuôn học thuyết của Maslow với mọi đối tượng khách hàng là điều không nên. Con người thì luôn thay đổi về sở thích và hành vi do các tác động từ bên ngoài. Do đó, không nhất thiết toàn bộ nhu cầu bên dưới phải trọn vẹn thì con người mới nảy sinh nhu cầu ở tầng cao hơn. Việc bị tác động bởi 1 yếu tố ngoại quan nào đó rất có thể khiến con người có những nhu cầu vượt ra ngoài quy chuẩn của tháp Maslow. Tuy nhiên, dù có thế nào thì tầng 1 của tháp vẫn phải được đảm bảo, tức là con người phải đủ nhu cầu để tồn tại thì những tầng tiếp theo mới có thể xảy ra.
Ngoài ra, theo tháp Maslow nhu cầu của con người sẽ đi lên từ dưới lên trên, tuy nhiên đó là trong điều kiện lý tưởng. Thực tế, cuộc sống của chúng ta lại không lý tưởng như vậy. Một người đã đảm bảo về nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội hay thậm chỉ là cả nhu cầu được tôn trọng để tiến lên bậc thứ 5 có thể gặp các biến cố ảnh hưởng như mất người thân, ly hôn, phá sản… Trước những biến cố như vậy, các bậc trong tháp nhu cầu rất có thể sẽ bị tái cấu trúc vị trí lại để đảm bảo sự cân bằng. Do đó, không phải lúc nào các nhu cầu cũng tăng tiến đúng theo tháp Maslow.
Không chỉ vậy, mặc dù nói rằng khi được đáp ứng đủ nhu cầu ở bậc dưới, còn người sẽ có nhu cầu ở bậc tiếp theo. Tuy nhiên điều này cũng chưa đúng hoàn toàn. Thực tế, phần đông chúng ta chỉ cần được đáp ứng 1 phần của bậc dưới đã có thể cảm thấy thỏa mãn và nảy sinh nhu cầu tiến lên bậc tiếp theo. Nhu cầu cứ liên tục xuất hiện mỗi khi con người được thỏa mãn và tiếp tục không dừng lại.
Cuối cùng, tháp nhu cầu Maslow với 5 bậc là một trong những dạng tháp căn bản nhất. Thực tế, chúng ta đã có cả những phiên bản tháp Maslow mở rộng với 3 bậc bổ sung là nhu cầu tự tôn bản ngã, nhu cầu nhận thức và nhu cầu thẩm mỹ.
Những ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong Marketing
Trong Marketing, tháp nhu cầu được nhắc đến khá nhiều và được sử dụng trong 2 công việc chính là vẽ chân dung khách hàng mục tiêu (persona) và vẽ nên thông điệp của thương hiệu. Việc xây dựng chân dung khách hàng áp dụng tháp nhu cầu Maslow sẽ giúp bạn xác định được khách hàng của mình đang ở bậc nào trong tháp, từ đó đưa ra các chân dung khách hàng phù hợp. Tương tự như vậy, khi xây dựng thương hiệu, tháp nhu cầu Maslow sẽ giúp bạn đưa ra được thông điệp đánh đúng vào nhu cầu khách hàng.
Trên đây là những giải đáp tháp nhu cầu Maslow, hi vọng đã giúp cho bạn có được cái nhìn cụ thể hơn.
Bộ giải pháp phần mềm Marketing Ninja giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và phủ sóng marketing mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội. Vui lòng gọi điện đến Hotline để được cài đặt và sử dụng NGAY HÔM NAY!
Trong thế giới số hóa ngày nay, xu hướng tiêu thụ nội dung của người dùng đang dần thay đổi, với sự gia tăng mạnh mẽ của các nền tảng chia sẻ video ngắn. Để bắt kịp với xu hướng này và đáp ứng nh...
Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ, Facebook Marketplace đã nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng bán hàng trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Với tính...
Facebook là một nền tảng mạnh mẽ để các doanh nghiệp và cá nhân xây dựng thương hiệu mà không phải lúc nào cũng cần sử dụng quảng cáo trả phí. Tuy nhiên, để đạt đư...
Trong thời đại mà mạng xã hội đóng vai trò then chốt trong việc kết nối và tiếp cận khách hàng, việc hiểu rõ hành vi người dùng trên Facebook là yếu tố then chốt để x&...