Tiết lộ những bí mật đằng sau vị trí Giám đốc Marketing (CMO) mà bạn chưa biết
11/09/2023
Mỗi kế hoạch marketing thành công không chỉ phụ thuộc vào sự cố gắng của nhiều bộ phận, mà còn nhờ vào khả năng lãnh đạo, tầm nhìn chiến lược và trí tuệ của Giám đốc Marketing (CMO). Vậy CMO là ai và họ có vai trò gì trong doanh nghiệp? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí này và nhiệm vụ quan trọng của CMO đối với doanh nghiệp.
Chief Marketing Officer (CMO) hoặc Giám đốc Marketing là một vị trí quản lý cấp cao trong lĩnh vực Marketing. Với vai trò dẫn đầu, CMO chịu trách nhiệm quản lý và xây dựng thương hiệu, chiến lược truyền thông, nghiên cứu thị trường, quản lý kênh phân phối, giá cả và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, CMO còn phải báo cáo trực tiếp cho Ban giám đốc điều hành. Vị trí này đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp. Do đó, chức danh Giám đốc Marketing được đánh giá là một trong những chức vụ quản lý cấp cao và được tôn trọng nhất trong ngành Marketing.
CMO có những nhiệm vụ khác nhau tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động của công ty. Tuy nhiên, chức vụ này vẫn có trách nhiệm chính là quản lý và đảm bảo hoạt động truyền thông, tiếp thị của doanh nghiệp được thực hiện một cách hiệu quả nhất. Một số nhiệm vụ của CMO có thể bao gồm:
Với vai trò là Giám đốc Marketing (CMO), nhiệm vụ chính của bạn là giám sát và quản lý hoạt động của bộ phận Marketing, đánh giá và phát triển chiến lược cho sản phẩm/thương hiệu của doanh nghiệp. Bạn cũng phải nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh để đưa ra giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp. Hơn nữa, bạn phải hợp tác với các bộ phận khác để triển khai kế hoạch Marketing trơn tru, thiết kế chương trình khuyến mại, quản lý ngân sách và định vị thương hiệu. Ngoài ra, CMO còn đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát và kiểm tra chiến lược Marketing online và tiếp thị nội dung. Với những kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn phù hợp, CMO sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận, tăng thị phần và xây dựng uy tín thương hiệu trên thị trường.
Vai trò của một CMO trong doanh nghiệp vô cùng quan trọng, họ có trách nhiệm như “đầu tàu” giúp dẫn dắt và quản lý để các chiến dịch Marketing đề ra mang đến hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:
Xây dựng và củng cố thương hiệu doanh nghiệp.
Một thương hiệu mạnh mẽ sẽ đem lại uy tín cho doanh nghiệp và hấp dẫn khách hàng, đồng thời tăng sự trung thành của khách hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu đó. Thương hiệu là một yếu tố không thể đo lường bằng các giác quan thông thường, tuy nhiên, nó có thể được thấy rõ qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Giá trị thương hiệu là tài sản vô hình quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó tạo niềm tin, tín nhiệm và sự trung thành từ khách hàng. Để có được tài sản này và phát triển, cần xây dựng và khẳng định thương hiệu với mọi khách hàng. Điều này đòi hỏi cam kết và trách nhiệm của Giám đốc Marketing.
Đánh giá tác động Marketing đối với doanh nghiệp thế nào?
Đánh giá hiệu quả hoạt động marketing là cách doanh nghiệp đo lường mục tiêu marketing dựa trên con số chi tiết. CMO cần xây dựng và đánh giá hiệu quả hoạt động của chiến dịch marketing trước khi triển khai, đảm bảo hiệu quả tối đa. Để đạt được điều này, CMO cần được hỗ trợ từ các phòng ban và ban giám đốc cấp cao. Đánh giá chi tiết và rõ ràng của CMO sẽ giúp đưa ra các quyết định tốt nhất và đạt được kết quả tối ưu.
Với sự thay đổi liên tục của thị trường, xu hướng marketing mới ngày càng nhiều. Tuy nhiên, từng doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh sẽ có xu hướng phù hợp khác nhau. Đầu tư và phát triển xu hướng marketing mới sẽ mang lại cơ hội mới cho doanh nghiệp.
Việc thực hiện một xu hướng Marketing mới mang đến nhiều rủi ro. Vì thế, giám đốc Marketing phải luôn cập nhật những xu hướng mới để có thể phân tích và đưa ra quyết định phù hợp nhất với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Lựa chọn đúng xu hướng Marketing sẽ giúp doanh nghiệp vươn cao hơn. Điều này đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc và sự đồng thuận giữa các bộ phận trong doanh nghiệp để đạt được mục tiêu Marketing.
Xây dựng môi trường làm việc đồng đội, hỗ trợ lẫn nhau.
Dù là người đứng đầu các chiến dịch Marketing, CMO cần phải hợp tác với các bộ phận khác trong công ty để xây dựng chiến lược thương hiệu phù hợp và đánh giá kết quả. Khi cần thiết, CMO sẽ kết hợp với các trưởng bộ phận để tìm giải pháp và điều chỉnh chiến dịch để đạt được mục tiêu đề ra.
Việc tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, hỗ trợ và đội nhóm là một nhiệm vụ cần thiết của CMO. Một giám đốc tài ba sẽ hài hòa các nguyên tắc vào công việc hàng ngày để khuyến khích sự sáng tạo và ý tưởng mới trong các hoạt động marketing. Điều này giúp tạo ra một không gian làm việc đầy cảm hứng và khuyến khích mọi nhân viên đóng góp ý kiến của mình một cách chân thành và hiệu quả.
CMO là người chủ trương và đại diện khách hàng, thấu hiểu và chia sẻ.
Giám đốc Marketing là người đứng ở vị trí khách hàng, chăm sóc và cải thiện trải nghiệm người dùng. Vị trí này cần tầm nhìn, am hiểu Design Thinking và đại diện cho khách hàng trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp. Không phải giám đốc kinh doanh hay tài chính mà giám đốc Marketing sẽ bảo vệ và nâng cao chất lượng trải nghiệm khách hàng.
Yêu cầu kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cho CMO.
Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh, sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp mà các nhà tuyển dụng có những yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng cho vị trí CMO. Nhưng nhìn chung thì với vị trí giám đốc Marketing thì cần những yêu cầu cơ bản sau:
Trình độ.
Để giữ vị trí giám đốc Marketing, ngoài kiến thức chuyên môn, cần có bằng Thạc sĩ hoặc cao hơn trong lĩnh vực kinh doanh hoặc công nghệ. Tuy nhiên, ngày nay, những người đảm nhiệm vị trí này cần có bằng Đại học trở lên và ít nhất 3-4 năm kinh nghiệm ở vị trí trưởng nhóm, trưởng phòng marketing hoặc tương đương.
Kinh nghiệm.
Vị trí CMO là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, không chỉ cần có trình độ học vấn mà còn phải có nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương, kiến thức sâu rộng và hiểu biết sâu sắc về thị trường marketing. Bên cạnh đó, ứng viên cần có kinh nghiệm trong xây dựng thương hiệu, giải quyết vấn đề và đối mặt với thị trường truyền thống và thương mại điện tử. CMO còn phải có tầm nhìn xa trông rộng và sẵn sàng đại diện cho khách hàng của mình.
Lãnh đạo.
CMO cần khả năng lãnh đạo nhóm để đạt mục tiêu Marketing.
Kỹ năng giao tiếp.
Kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng với vị trí Giám đốc Marketing, giúp họ kết nối với mọi cấp bậc trong công ty và quảng bá hình ảnh thương hiệu. Ngoài ra, kỹ năng này còn giúp CMO truyền tải thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả, đưa ra báo cáo và lên kế hoạch hợp tác với đối tác và chủ sử dụng lao động. Kết quả là thương hiệu được quảng bá một cách rõ ràng, đồng thời tạo dựng được lòng tin từ khách hàng.
Khả năng nghiên cứu và phân tích thị trường.
Việc tìm hiểu thị trường là vô cùng quan trọng trong chiến lược Marketing. Bằng cách nghiên cứu thị trường, CMO có thể xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu cho sản phẩm/dịch vụ và hiểu được nhu cầu thị trường hiện tại. Nếu thiếu phương pháp nghiên cứu thị trường phù hợp, CMO sẽ gặp khó khăn trong việc giữ chân khách hàng và sản phẩm của họ sẽ không hấp dẫn với khách hàng. Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường là yếu tố không thể thiếu để đạt được thành công trong Marketing.
Sáng tạo suy nghĩ.
Trong thời đại kinh doanh 4.0 rất cần người làm Marketing liên tục đổi mới tư duy và khả năng sáng tạo. Đặc biệt là đối với vị trí quan trọng như CMO. Tư duy sáng tạo sẽ sản sinh ra những phiên bản hoàn hảo hơn của sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu. Nhờ có tư duy này mà những CMO có thể tạo ra cơ hội và lợi thế cho thương hiệu trong các lĩnh vực.
Kỹ năng cá nhân
Bên cạnh những kỹ năng về chuyên môn hay kỹ năng mềm thì việc cân nhắc lên vị trí giám đốc Marketing cũng là cần một số kỹ năng cá nhân như: khả năng thực hiện nhiều công việc trong cùng một thời điểm, có khả năng làm việc với tốc độ cao, có thái độ tích cực với công việc, hay có kỹ năng giải quyết vấn đề và cuối cùng đó là kỹ năng quản lý thời gian,… Đây là những kỹ năng cá nhân mà những ai muốn trở thành giám đốc marketing nên học và trau dồi nhiều hơn cho bản thân.
Mức lương của một giám đốc Marketing
CMO hay giám đốc Marketing là nhân sự cấp cao của tổ chức nên mức lương của họ cần “xứng tầm” với nỗ lực mà họ đã cất công xây dựng.
Theo Vietnam Salary, lương CMO dao động từ 10 triệu đến 120 triệu đồng. Lương phụ thuộc vào học vấn, kinh nghiệm chuyên môn và quy mô công ty.
Ngoài việc sở hữu mức lương đáng mơ ước thì các CMO còn nhận được hưởng những chính sách đãi ngộ vô cùng hấp dẫn và cơ hội thăng tiến, phát triển rộng mở trước mắt. Một giám đốc Marketing cần sở hữu và thành thạo sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 ngoại ngữ bởi họ có thể được cử sang nước ngoài công tác hay gặp gỡ tiếp xúc với các đối tác nước ngoài để giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường
Một số CMO nổi tiếng tại Việt Nam
CMO Vinamilk – ông Phan Minh Tiên
Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing và quản trị thương hiệu, ông đã từng đảm nhận cương vị CMO của Samsung Việt Nam và Phó Tổng Giám đốc phụ trách ngành thực phẩm của Unilever Việt Nam. Hiện tại, ông Phan Minh Tiên quyết định “đầu quân” cho Vinamilk – Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – doanh nghiệp đi đầu trong ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG tại Việt Nam.
CMO Phan Minh Tiên của Vinamilk
Ông Phan Minh Tiên là gương mặt duy nhất từ Việt Nam được Campaign Asia đề cử trong danh sách Asia – Pacific Power List 2020, đây là danh sách đề cử 50 marketers có sức ảnh hưởng nhất đối với khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. Ông đã củng cố thương hiệu Vinamilk bằng việc cho ra mắt nhiều sản phẩm mới ở các thị trường trong và ngoài nước. Điển hình như chiến dịch Marketing sáng tạo nổi bật dưới chướng của ông là “Cổ tích không như mơ – Chuyện Probi kể”.
CMO công ty Cổ phần tập đoàn SUNHOUSE – Ông Lê Tùng
Với châm ngôn“Chinh phục người tiêu dùng bằng chất lượng”, Sunhouse hẳn là cái tên đã quá quen thuộc trên thị trường thiết bị gia dụng của người Việt. Ông Lê Tùng – CMO của tập đoàn Sunhouse đã được chia sẻ về các chiến lược marketing cũng như bí kíp giữ doanh số ở trạng thái bền vững là tương tác trực tiếp với khách hàng, đồng thời tạo ra những trải nghiệm tốt nhất, giúp thương hiệu có sự gắn kết với khách hàng.
Những chiến lược Marketing mà ông Lê Tùng có thể nói đó đều là tâm huyết, sự tận tâm của một người tôn sùng việc nghiên cứu cách thức có thể làm hài lòng khách hàng trong mối tương quan với việc quản trị thương hiệu cũng như quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp
Kết thúc.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về CMO cũng như những kỹ năng chuyên môn cần có để đảm nhận vị trí này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn gì về bài viết cũng như vị trí CMO, đừng ngại liên hệ ngay với Phần mềm Ninja để được đội ngũ nhân viên giải đáp và hỗ trợ sớm nhất.
Bộ giải pháp phần mềm Marketing Ninja giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và phủ sóng marketing mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội. Vui lòng gọi điện đến Hotline để được cài đặt và sử dụng NGAY HÔM NAY!
Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng bài đăng trên Facebook của mình không thu hút được tương tác? Những bài viết trước đây có thể nhận hàng trăm lượt like và b&igr...
Remarketing trên Facebook không chỉ đơn thuần là việc "theo đuổi" khách hàng, mà nó là một chiến lược thông minh giúp tối đa hóa chuyển đổi từ những khách hàng đ&...
Ngày nay, việc xây dựng hồ sơ Facebook cá nhân không chỉ là để kết nối với bạn bè mà còn là công cụ mạnh mẽ giúp bạn tạo dựng thương hiệu cá nhân hoặc thương...
Việc có một lượng lớn người theo dõi trên Facebook là điều mà hầu hết người dùng mạng xã hội đều mong muốn, đặc biệt là những ai đang kinh doanh online hoặc xây dựng thương hiệu cá n...