Tìm hiểu về CTR trong AdWords SEO: Bí quyết tăng tỷ lệ nhấp chuột cho chiến dịch quảng cáo của bạn
11/09/2023
CTR là từ viết tắt của cụm từ "Click Through Rate", đây là một chỉ số quan trọng trong lĩnh vực quảng cáo Marketing. Tăng tỷ lệ CTR tự nhiên là một yếu tố quan trọng giúp Google đánh giá cao trang web của bạn, đồng thời tăng doanh số bán hàng. Vậy, CTR là gì? Và tỷ lệ CTR tốt nhất là bao nhiêu? Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm.
I. CTR là gì?
CTR là viết tắt của "Click-Through Rate" nghĩa là tỷ lệ người nhấp chuột vào quảng cáo của bạn sau khi nhìn thấy nó. Tỷ lệ CTR được dùng để đánh giá hiệu quả từ khóa và quảng cáo của bạn trên một trang web cụ thể. Điều này cho phép bạn đo lường sự thành công của chiến dịch quảng cáo trực tuyến của mình.
Ví dụ như: Nếu một banner quảng cáo được hiển thị khoảng 100 lần sau đó mới được một người nhấp chuột vào như vậy kết quả của CTR chỉ là 1%. Nếu có 10 người click vào thì tỷ lệ sẽ là 10%.
Công thức tính CTR như sau: Số lần click vào quảng cáo được chia theo số lần quảng cáo hiển thị là : nhấp chuột ÷ lần hiển thị = CTR. Thông thường, mỗi mẫu quảng cáo và từ khóa đều có tỷ lệ CTR riêng biệt. Thường thì các chỉ số CTR khá cao cho thấy rằng người dùng đang nhận thấy quảng cáo của bạn có tính hữu ích và tính liên quan đến nhu cầu sử dụng của người dùng. CTR cũng góp 1 phần không nhỏ trong việc đánh giá chiến dịch quảng cáo và xem đâu là từ khóa thành công, từ khóa nào cần được cải thiện trong lần tới.
II. Một số lưu ý về chỉ số CTR
CTR là chỉ số chính
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng chỉ số CTR cao có liên quan đến tỷ lệ chuyển đổi cao. Nếu quảng cáo của bạn thu hút đủ người nhấp vào, đó có nghĩa là nó hấp dẫn. Khi có nhiều người nhấp vào, tỷ lệ tương tác tăng và điểm CTR cũng được cải thiện. Vì vậy, giá mỗi click cũng giảm và tỷ lệ hiển thị tăng. Điều này càng khẳng định rằng chỉ số CTR cao là yếu tố quan trọng trong chiến lược quảng cáo của bạn.
CTR có thể kết hợp cùng nhiều KPI khác nữa
CTR chính là thước đo số người click vào quảng cáo của bạn tuy nhiên nó không trực tiếp phản ánh tỷ lệ chuyển đổi trang tính như số người gọi điện thoại đến nhân viên kinh doanh. Vì thế, CTR có thể cho bạn biết được mức độ hấp dẫn quảng cáo của bạn là bao nhiêu lần nhấp chuột, nếu bạn đang cần vào mục tiêu chuyển đổi chứ không phải người xem thì CTR có lẽ sẽ không thể cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin. Ví dụ như nếu bạn thấy quảng cáo đang có CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đối thấp thì có nghĩa là bạn đang tiếp cận quá rộng vì vậy cần có những sự thay đổi.
CTR và mối quan hệ mật thiết với SEO
Đối với những người làm SEO thì chỉ số CTR đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi tỷ lệ nhấp chuột được xem là chỉ số đánh giá xếp hạng website uy tín. Chỉ số CTR càng cao thì đồng nghĩa với việc website của bạn càng uy tín và được thu hút bởi nhiều người xem. Google cũng khá ưu ái cho những website có sự ủng hộ tích cực từ người dùng.
Bao nhiêu CTR là tốt nhất?
Mỗi một chiến dịch và mỗi một keyword khác nhau đều có những chỉ số CTR khác nhau. Chỉ số CTR phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố, đặc biệt trong đó phải kể đến phụ thuộc vào vị trí hiển thị quảng cáo vào site đặt. Thông thường, đối với tìm kiếm trả tiền của AdWords, CTR 2% trở lên được coi là tốt. Tuy nhiên, đối với quảng cáo Facebook CTR tốt nhất được đặt ra đó là 0,9%. Và nó cũng khác nhau phụ thuộc rất nhiều vào mặt hàng bạn đang phục vụ là phổ thông hay cao cấp. Vì thế, bạn cần theo dõi chỉ số CTR trung bình của từng ngành để biết được đối thủ hiện đang ở mức bao nhiêu và cố gắng nâng chỉ số này lên trong chiến dịch quảng cáo.
III. Cách tăng chỉ số CTR
Xác định những bài viết có CTR thấp
Bạn có thể dựa vào dữ liệu phân tích từ Google Search Console để có thể cung cấp những số liệu và những lần nhấp chuột, số lần hiển thị CTR, vị trí. Lưu ý hãy tập trung vào từ khóa có tỷ lệ CTR dưới 20% bỏ qua những từ khóa có tỷ lên trên 20%.
Tăng cảm xúc cho người đọc
Cảm xúc có liên quan rất nhiều đối với lượt click, chính vì thế muốn tăng CTR bạn cần sử dụng các tiêu đề tăng cảm xúc với người đọc. Ví dụ như:
Một tiêu đề tập trung vào SEO sẽ có dạng “10 điều cần biết về ung thư giai đoạn cuối”. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn viết kèm với một cảm xúc sợ hãi như “ Chẩn đoán ung thư – tỷ lệ sống sót chỉ với 20%” có lẽ sẽ khiến rất nhiều người quan tâm và muốn click vào xem ngay lập tức.
Không đặt tiêu đề quá tập trung vào từ khóa
Một bài viết SEO tốt thường tập trung để đẩy từ khóa lên đầu trang. Tuy nhiên, điều này có thể khiến tiêu đề trở nên nhạt nhẽo và khó thu hút sự chú ý của độc giả. Vì vậy, cần mạnh dạn thay đổi cách đặt tiêu đề, tập trung vào việc sử dụng các từ khóa một cách tự nhiên và thu hút độc giả.
Viết trên quan điểm các nhân
Quan điểm các nhân thường kích thích người đọc nhấp và ở lại bài viết lâu hơn. Hãy thử đặt mình vào vị trí khác có mối quan hệ với khách hàng thì sẽ có thể sáng tạo được nhiều hơn.
URL thân thiện.
Một nghiên cứu của Microsoft đã chỉ ra rằng, những URL dạng mô tả bao gồm những từ có liên quan đến nội dung của chủ đề, nhận được nhiều hơn 25% click so với những URL chung chung.
Dùng những từ ngữ nhấn mạnh ở phần mô tả
Dùng những từ như bí mật, khổng lồ, sock, tiết lộ trong tiêu đề quảng cáo sẽ khiến người đọc cảm thấy tò mò và click vào xem bài viết của bạn nhiều hơn.
Sử dụng con số ở phần tiêu đề
Những con số ở phần tiêu đề luôn có một ma lực vô cùng mãnh liệu khiến người dùng muốn click vào và xem ngay lập tức. Nhiều chuyên gia đã có rằng những con số ở phần tiêu đề làm tăng 36% CTR.
Chúng tôi vừa chia sẻ một số thông tin về CTR để giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này. Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh và chính xác. Chúc bạn thành công trong con đường bạn đã chọn.
Bộ giải pháp phần mềm Marketing Ninja giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và phủ sóng marketing mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội. Vui lòng gọi điện đến Hotline để được cài đặt và sử dụng NGAY HÔM NAY!
Trong thế giới số hóa ngày nay, xu hướng tiêu thụ nội dung của người dùng đang dần thay đổi, với sự gia tăng mạnh mẽ của các nền tảng chia sẻ video ngắn. Để bắt kịp với xu hướng này và đáp ứng nh...
Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ, Facebook Marketplace đã nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng bán hàng trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Với tính...
Facebook là một nền tảng mạnh mẽ để các doanh nghiệp và cá nhân xây dựng thương hiệu mà không phải lúc nào cũng cần sử dụng quảng cáo trả phí. Tuy nhiên, để đạt đư...
Trong thời đại mà mạng xã hội đóng vai trò then chốt trong việc kết nối và tiếp cận khách hàng, việc hiểu rõ hành vi người dùng trên Facebook là yếu tố then chốt để x&...