Bạn đang sở hữu một số vốn nhất định, bạn cân nhắc đến việc kinh doanh giày dép. Bạn nghĩ rằng, giày dép là mặt hàng tương đối phổ biến với nhu cầu tiêu thụ lớn, thị trường không quá khắt khe. Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm, bạn nhận ra có quá nhiều vấn đề phải băn khoăn, xem xét và thậm chí không biết phải bắt đầu từ đâu, không biết lựa chọn này liệu đúng hay sai.
Chúng ta đều từng nghe qua câu nói “phi thương bất phú”, nhưng làm thế nào để “thương” đúng cách và tạo ra lợi nhuận đối với mặt hàng giày dép? Trong bài viết dưới đây, Marketing AI sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “Có nên kinh doanh giày dép hay không?”, và dành cho bạn những lời khuyên hữu ích nhất trong cẩm nang kinh doanh giày dép để việc kinh doanh của bạn được thuận lợi và phát triển.
Có nên kinh doanh giày dép không?
Trước khi đầu tư vào kinh doanh một mặt hàng nào đó, nhà đầu tư luôn phải tìm hiểu, cân nhắc để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Với mặt hàng giày dép, cơ hội mở ra lớn nhưng thách thức và cạnh tranh cũng nhiều. Do đó, hãy tham khảo những chia sẻ kinh nghiệm từ người đi trước và biến chúng thành cẩm nang kinh doanh cho chính mình.
Giày dép thuộc nhóm hàng thời trang và cũng là nhóm hàng đang có xu hướng tiêu thụ nhiều. Đây cũng có thể coi là nhu yếu phẩm cần thiết đối với mọi người, mọi lứa tuổi, giới tính, tầng lớp. Bên cạnh đó, giày dép không đơn thuần chỉ để đi lại, bảo vệ bàn chân nữa, mà còn là phụ kiện thời trang, phối hợp cùng quần áo, trang sức khác, làm tăng tính thẩm mỹ cho mỗi người.
Do đó, trên thực tế hầu hết mỗi người chúng ta đều sở hữu số lượng giày dép nhiều hơn một đôi. Trung bình, mỗi người sẽ có ít nhất từ 2 đến 3 đôi giày dép. Con số này nhân lên với tập khách hàng rộng lớn, sẽ mở ra cơ hội khổng lồ cho những shop kinh doanh giày dép.
Tuy nhiên, chỉ xác định được nhu cầu tiêu thụ lớn thì chưa đủ để khẳng định có nên kinh doanh giày dép không. Nhà đầu tư cần cân nhắc xem mình sẽ được gì hay mất gì nếu kinh doanh mặt hàng giày dép.
Nhìn qua những tiềm năng của kinh doanh giày dép, có thể thấy cơ hội nhiều hơn là thách thức. Tuy có nhiều và thậm chí rất nhiều người khác cũng đang kinh doanh mặt hàng này, họ tạo ra sức ép cạnh tranh nhằm giành thị trường, giành khách hàng, nhưng với những mẹo kinh doanh phù hợp và đúng đắn, bạn vẫn có thể “bung sức” oanh tạc trên lộ trình kinh doanh của mình.
Nếu bạn thực sự hứng thú và muốn thử sức với kinh doanh giày dép, hãy bình tĩnh và tự tin nhập cuộc với những kiến thức, chia sẻ hữu ích sau đây.
Mặt hàng giày dép có nhiều nguồn sỉ với giá cả tương đối rẻ, vì vậy lợi nhuận kinh doanh có xu hướng cao hơn so với nhiều mặt hàng khác. Ngoài đưa ra mức giá sỉ cạnh tranh, các xưởng giày dép còn có những chính sách ưu đãi và chiết khấu cao, khuyến khích các đại lý, nhà bán lẻ nhập số lượng lớn và trung thành với xưởng.
(Ảnh: Tạp chí Tài chính)
Về mặt bằng cửa hàng, với quan niệm cũ “buôn có bạn, bán có phường”, trước đây việc chọn mặt bằng kinh doanh tương đối quan trọng và tốn kém. Tuy nhiên, với sự bùng nổ internet và thương mại điện tử, nhiều hình thức kinh doanh online đã ra đời, kinh doanh giày dép cũng không tránh khỏi vòng xoáy của “trực tuyến hóa”. Gánh nặng của việc lựa chọn địa điểm kinh doanh cũng nhẹ dần.
Để mở gia nhập vào cuộc chiến kinh doanh mặt hàng giày dép, bạn có thể đầu tư tùy theo nguồn vốn sẵn có, theo quy mô mong muốn. Những nhà đầu tư có lượng vốn lớn có thể mở các cửa hàng sang trọng, tập trung vào phân khúc cao cấp. Mặt khác, những người sở hữu vốn nhỏ, có thể lựa chọn kinh doanh giày dép online, hoặc mở cửa hàng quy mô nhỏ, kết hợp các hình thức kinh doanh, đánh vào phân khúc đại trà,…
Và cuối cùng, dù là hình thức kinh doanh nào, quy mô ra sao, nhà đầu tư cũng phải nhận định được những cơ hội tiềm ẩn cũng như khó khăn, thách thức. Đồng thời nhìn nhận và tiếp thu các bài học kinh nghiệm rút ra từ trải nghiệm thực tế của những người đi trước.
Trong nội dung tiếp theo, Marketing AI sẽ cùng bạn khám phá những trở ngại khi kinh doanh giày dép và kinh nghiệm cho người mới “nhập môn”.
Những khó khăn khi kinh doanh giày dép
“Thương trường như chiến trường” là câu nói mà bất kỳ người kinh doanh, buôn bán nào cũng phải ý thức được. Bất cứ thị trường nào cũng có sự cạnh tranh, đặc biệt với các mặt hàng phổ thông, lãi cao và nhu cầu tiêu thụ lớn như kinh doanh giày dép. Các chủ cửa hàng nói chung, bao gồm cả các shop online gần như đều phải vượt qua những trở ngại này:
Đòi hỏi tính nhạy bén về xu hướng tiêu dùng: Bất kỳ mặt hàng nào liên quan đến thời trang đều đòi hỏi sự nhạy bén về xu hướng thị hiếu, mẫu mã “hot”, mắt thẩm mỹ. Đặc biệt với giày dép còn phải đi kèm yếu tố chất lượng để đảm bảo hài hòa giữa tính thẩm mỹ và tính tiện lợi, thoải mái cho người dùng.
Không tìm được nguồn nhập hàng phù hợp: Mặt hàng này đa dạng các nguồn sỉ giúp các chủ cửa hàng có thêm nhiều lựa chọn. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ khó khăn trong việc đưa ra quyết định hợp tác với ai. Yếu tố này đòi hỏi các cửa hàng phải thận trọng, thăm dò và tìm đến những nhà cung cấp uy tín nhất.
Thiếu vốn trong giai đoạn cao điểm: Kinh doanh giày dép cũng có những giai đoạn cao điểm như dịp lễ tết, dịp tựu trường,… Với những giai đoạn này, cửa hàng cần có sự chuẩn bị, nhập hàng nhiều hơn, đa dạng mẫu mã hơn. Hoặc ngay trong những giai đoạn bình thường, nhập hàng khối lượng lớn cũng có xu hướng được ưu đãi nhiều hơn, các sản phẩm bán ra nhiều lợi nhuận hơn. Nếu vốn ít, khối lượng và mẫu mã sản phẩm hạn chế, giá nhập hàng cao, cửa hàng sẽ khó lòng cạnh tranh được với các đối thủ của mình.
Một trở ngại đáng kể nữa đến từ việc các cửa hàng giày dép, đặc biệt là những cửa hàng truyền thống chưa khai thác tốt các kênh marketing, khiến việc thu hút khách hàng tiềm năng bị hạn chế.
Những mặt hàng giày dép cũng có “tuổi thọ” về mẫu mã, thậm chí chất lượng. Nếu sản phẩm tồn kho quá lâu, đồng nghĩa với việc bị lỗi mốt, có thể nảy sinh những hỏng hóc nhỏ. Việc thanh lý sản phẩm có thể khiến cửa hàng “lỗ vốn”, hoặc thậm chí còn không thanh lý được những món hàng này.
Các cửa hàng kinh doanh giày dép truyền thống thường phải lưu ý về nguồn nhập hàng, chọn mặt bằng kinh doanh, định giá sản phẩm và quảng cáo cho sản phẩm của mình. Đối với kinh doanh online, nhà đầu tư có thể bỏ qua bước lựa chọn mặt bằng và thực hiện các khâu còn lại như bình thường.
Tìm nguồn nhập hàng kinh doanh giày dép chất lượng
Các cửa hàng giày dép ngoài sản phẩm mẫu, sản phẩm bày bán thì luôn phải có sẵn một lượng hàng trong kho để đảm bảo có đủ size, đủ màu,… cho khách hàng. Đồng thời cũng phải thường xuyên cập nhật, bổ sung các mẫu mới, mẫu hot để thỏa mãn nhu cầu thời trang, thẩm mỹ của người tiêu dùng.
Hiện nay các nguồn hàng giày dép trong và ngoài nước tràn lan trên thị trường, gây ra tình trạng “vàng thau lẫn lộn”, khiến chủ cửa hàng không biết phải lựa chọn ra sao. Vì vậy, hãy “bỏ túi” 3 mẹo chọn nguồn sỉ dưới đây:
1. Nhập hàng theo định hướng kinh doanh giày dép
Nếu cửa hàng của bạn nhắm đến phân khúc khách hàng hạng sang, có thể cân nhắc các thương hiệu nước ngoài nổi tiếng. Mặt khác, với phân khúc tầm trung và bình dân, các cửa hàng có thể lựa chọn giày VNXK hoặc những xưởng sản xuất trong nước.
(Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn)
2. Giải pháp an toàn – Lựa chọn những điểm đến uy tín đã có “tên tuổi”
Những địa chỉ uy tín sẽ có nhiều chính sách minh bạch, rõ ràng trong giá cả, đổi trả hàng lỗi, hàng tồn kho, hỗ trợ chi phí vận chuyển,… Với sản phẩm giày dép VNXK, chủ cửa hàng kinh doanh giày dép có thể tìm đến Xưởng giày thuộc Công Ty TNHH An Thái Minh (Hà Nội), Xưởng giày Việt Hải (Hà Nội), Xưởng giày của Công ty CP thời trang Mai Nguyên (TpHCM),…
3. Khảo sát giá thị trường trước khi nhập hàng
Việc khảo sát giá giúp bạn biết được đâu là lựa chọn tối ưu hơn cho cửa hàng của mình. Nếu sản phẩm tốt nhưng có giá nhập quá cao sẽ dẫn đến thiếu tính cạnh tranh, hoặc lợi nhuận eo hẹp. Một số điểm đến thích hợp để khảo giá như: chợ Đồng Xuân và chợ Ninh Hiệp ở khu vực Hà Nội, chợ Lim (Bắc Ninh), chợ Tân Bình (Tp.HCM), các cửa khẩu giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, và thậm chí Quảng Châu, Thượng Hải (Trung Quốc).
(Ảnh: Chodongxuan.org)
Chọn mặt bằng kinh doanh giày dép
Đối với các cửa hàng truyền thống, địa điểm bán giữ vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Địa điểm bán phải nằm trong khu đông dân cư, nơi có nhiều người qua lại, giao thông thuận lợi và dễ tìm đường để tăng tính tiện lợi cho khách ghé mua. Không gian quán cũng không thể quá tù túng, thiếu ánh sáng hay chật hẹp, tránh ảnh hưởng đến bài trí và tính thẩm mỹ của tiệm. Ngoài ra những yếu tố bổ trợ như nơi để xe, không gian đặt biển quảng cáo,… cũng giữ vai trò tương đối quan trọng.
Ví dụ tại Hà Nội, những nơi được chọn làm mặt bằng kinh doanh giày dép, thời trang thường trên đường Cầu Giấy, Kim Mã, Nguyễn Quý Đức, Tôn Đức Thắng,…
Định giá sản phẩm
Ngoại trừ những mặt hàng cao cấp và thuộc nhóm “xa xỉ” sẽ được định giá để phù hợp với thương hiệu, phù hợp với phân khúc khách hàng hạng sang. Những cửa hàng thông thường với các mặt hàng bình dân, sản phẩm ít có sự khác biệt với các đối thủ thì chủ cửa hàng nên tạo ra sự khác biệt về giá để tăng tính cạnh tranh.
Đồng thời, các cửa hàng giày dép phải luôn cập nhật tình hình giá cả trên thị trường, lập kế hoạch kinh doanh giày dép, nắm bắt các chương trình khuyến mãi phổ biến của đối thủ và điều chỉnh lại chính sách bán của mình.
(Ảnh: New Plus Media)
Việc định giá đối với các sản phẩm giày dép thông thường còn phải dựa trên các yếu tố như: sản phẩm đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống, thị hiếu người tiêu dùng, mức giá bán phổ biến trên thị trường.
Tiếp thị và quảng cáo hiệu quả
Để kinh doanh giày dép hiệu quả, các cửa hàng không thể xem nhẹ hoạt động marketing. Các cửa hàng giày dép có thể thu hút khách hàng qua việc marketing giày dép, phát tờ rơi; xây dựng trang trên các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Zalo,…; tạo website hoặc blog, triển khai chiến lược Facebook Ads, Google Adwords; ra mắt các chương trình khuyến mãi, giảm giá, hỗ trợ vận chuyển,…
Ngoài ra, các cửa hàng kinh doanh giày dép có thể cân nhắc thêm về chính sách tích điểm, thẻ khách hàng thân thiết, dịch vụ bảo hành,… nhằm ghi điểm trong mắt khách hàng và tạo ra sự nổi bật so với đối thủ.
Đồng thời, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, các cửa hàng giày dép cũng nên “gia nhập” kinh doanh giày dép online trên một số sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Sendo, Tiki, Lazada,…
Cách bán giày dép online (Ảnh: Tiki)
Lời kết
Khi chất lượng cuộc sống của con người ngày một cao hơn, nhu cầu mua sắm và làm đẹp ngày một nhiều, kinh doanh giày dép mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư ở mọi quy mô, mọi hình thức. Với những cơ hội nhiều hơn thách thức, tiềm năng sinh lời từ mặt hàng này đang hấp dẫn và thu hút không ít khoản đầu tư.
Qua bài viết trên, hi vọng các độc giả của Marketing AI đã gỡ bỏ được những băn khoăn, thắc mắc nên hay không nên kinh doanh giày dép, và sở hữu những kinh nghiệm “bất khả chiến bại” trong thị trường này!
Huyền Nguyễn – Marketing AI
Bộ giải pháp phần mềm Marketing Ninja giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và phủ sóng marketing mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội. Vui lòng gọi điện đến Hotline để được cài đặt và sử dụng NGAY HÔM NAY!
Trong thế giới số hóa ngày nay, xu hướng tiêu thụ nội dung của người dùng đang dần thay đổi, với sự gia tăng mạnh mẽ của các nền tảng chia sẻ video ngắn. Để bắt kịp với xu hướng này và đáp ứng nh...
Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ, Facebook Marketplace đã nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng bán hàng trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Với tính...
Facebook là một nền tảng mạnh mẽ để các doanh nghiệp và cá nhân xây dựng thương hiệu mà không phải lúc nào cũng cần sử dụng quảng cáo trả phí. Tuy nhiên, để đạt đư...
Trong thời đại mà mạng xã hội đóng vai trò then chốt trong việc kết nối và tiếp cận khách hàng, việc hiểu rõ hành vi người dùng trên Facebook là yếu tố then chốt để x&...